Tuy nhiên, nếu nhiễm ấu trùng sán, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là sán ký sinh ở não, cơ. Khi đó, người bệnh sẽ phải điều trị làm nhiều đợt, mỗi đợt thường kéo dài 21 ngày.
“Trẻ có xét nghiệm ELISA dương tính với sán lợn sẽ phải tiến hành thêm các xét nghiệm khác để hỗ trợ và xác định bị nhiễm ấu trùng hay sán trưởng thành. Muốn biết ấu trùng sán có ký sinh ở não hay không, người bệnh phải chụp CT hoặc cộng hưởng từ”, bác sĩ Thiều cho biết.
Về khả năng nguồn lây từ thực phẩm thịt lợn có sán, ông Thiều cho biết: "Nếu ăn thịt lợn có sán và chưa được nấu chín, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tùy mỗi người có sức đề kháng khác nhau dẫn tới việc mắc bệnh hay không. Có những trường hợp chỉ ăn một lần có trứng sán lợn là có thể nhiễm bệnh".
Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng nhận định ký sinh trùng này nằm trong đất, nước, thậm chí trong thực phẩm nên có nhiều nguồn lây. Thông thường, tỷ lệ nhiễm sán lợn trong cộng đồng dân cư rất thấp, việc tại một khu vực có tỷ lệ cao bất thường cũng cần được quan tâm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm sán dây