Bởi vậy, sự dẫn dắt hợp lý của cha mẹ trong quá trình học tập độc lập của trẻ có ý nghĩa rất quan trọng.
Cha mẹ làm gì để giúp con xây dựng kế hoạch học tập
Việc xây dựng kế hoạch học tập tưởng là việc đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích đối với việc rèn luyện năng lực tự lập, tự chủ của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải từng bước giúp con xây dựng kế hoạch học tập cũng như các kế hoạch khác trong cuộc sống nhằm hướng con đến nếp sống có mục tiêu, hoạch định rõ ràng.
Muốn như vậy, cha mẹ cần phải thực hiện những việc như sau:
Thứ nhất, cha mẹ không nên ép buộc đưa cách nghĩ và ý đồ của mình vào kế hoạch của con. Chúng ta luôn đưa tiêu chuẩn của người lớn để phán đoán thành bại những việc của con mà không chú ý tới những nguyện vọng của bản thân con cái, vô hình tạo áp lực và tâm lý phản kháng của con.
Thứ hai, nội dung của kế hoạch học tập không cần phải sắp xếp quá chặt chẽ, khiến con cái không có thời gian nghỉ ngơi. Cha mẹ hãy hướng dẫn con để chúng có thể hoàn thành mục tiêu nhỏ trong thời gian ngắn, dần điều chỉnh lên mục tiêu lớn hơn trong thời gian dài hơn. Cần nhất là coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng.
Thứ ba, khi mới bắt đầu thực hiện kế hoạch, nếu con cái không có cách nào làm được theo kế hoạch thì cha mẹ cần bình tĩnh, không trách mắng mà khích lệ, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng.
Con cái xây dựng kế hoạch khôg có nghĩa là cha mẹ không cần quan tâm mà chỉ đứng trên quan điểm hướng dẫn, giúp đỡ. Cùng với sự trưởng thành tuổi tác của con cái, sự can thiệp của cha mẹ cũng giảm đi, chỉ cần một chút lưu tâm đến phương hướng của con cái là được.
Việc thực hiện bất cứ mục tiêu nào, không thể tách rời sự trợ giúp của kế hoạch. Kế hoạch học tập của con cái chính là cánh tay đắc lực nâng cao thành tích học tập của trẻ.
Do đó, cha mẹ hãy trở thành người hướng dẫn cho con, bạn đồng hành của con nhưng cũng phải buông tay con đúng lúc để con tự đi trên con đường trở thành người độc lập.