Đầu thế kỷ 19, Mỹ bất ngờ tuyên chiến với Đế quốc Anh, muốn nhân cơ hội Anh bận chiến tranh với Pháp ở châu Âu để "hất cẳng" Anh khỏi Canada. Một loạt các vấn đề xảy ra khiến cuộc chiến mà Mỹ phát động trở thành thảm họa.
Tướng Anh Isaac Brock trước khi tử trận kêu gọi quân Anh và đồng minh quyết chiến ngăn quân Mỹ tấn công.
Năm 1812, 36 năm sau khi Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Anh, quan hệ giữa quốc gia non trẻ ở Bắc Mỹ và đế quốc Anh càng trở nên tồi tệ.
Ở trên biển, Anh áp đặt phong tỏa, kiểm soát hoạt động giao thương của các tàu buôn Mỹ với châu Âu, đặc biệt là giao thương giữa Mỹ vàPháp. Anh cũng công khai ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của thổ dân da đỏ ở vùng lãnh thổ phía tây bắc của Mỹ.
Tháng 6/1812, Tổng thống Mỹ khi đó là James Madison đã gửi đề nghị tới Quốc hội, thuật lại chi tiết những bất bình của người Mỹ đối với Đế quốc Anh, Hạ viện và Thượng viện Mỹ sau đó phê chuẩn quyết dịnh cho phép tổng thống tuyên chiến với Anh. Ngày 18/6/1812, ông Madison chính thức đọc thông điệp tuyên chiến với Anh và đây là lần đầu tiên Mỹ tuyên chiến với một quốc gia khác.
Mục tiêu của Mỹ sau khi tuyên chiến là kiểm soát Canada, quốc gia láng giềng Mỹ khi đó do Anh bảo trợ. Phe diều hâu Mỹ tin rằng quân đội Anh bố trí phòng thủ lỏng lẻo ở Canada vì phải tập trung cho xung đột ở châu Âu với đội quân của hoàng đế Pháp Napoleon.
Ở thời điểm đó, Canada là vùng lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Mỹ nhưng chỉ có khoảng 500.000 người da trắng sinh sống so với 6 triệu người ở Mỹ. Nhiều người Canada sống ở khu vực Quebec và Montreal là người gốc Pháp. Ngoài ra, có một bộ phận người gốc Mỹ sinh sống ở Canada.
Lực lượng chính quy của Anh và dân quân Canada cũng phải phân tán để bố trí phòng thủ dọc theo đường biên giới khi đó dài 1.200km với Mỹ. Số quân chính quy Anh có mặt tại Canada tính đến tháng 7/1812 là khoảng 6.000 người.
Đây là các yếu tố khiến giới lãnh đạo Mỹ tin rằng có thể nhanh chóng kiểm soát Canada, đẩy lùi ảnh hưởng của Anh ở Bắc Mỹ và buộc Đế quốc Anh phải đàm phán theo các thỏa thuận có lợi cho Mỹ.
Trước khi bắt đầu cuộc chiến, Mỹ có khoảng 12.000 quân chính quy. Quốc hội Mỹ cho phép huy động thêm 23.000 quân theo hình thức tự nguyện nâng tổng số lực lượng lên 35.000 người. Nhưng lực lượng dân quân bổ sung có tinh thần chiến đấu kém, thiếu kinh nghiệm dẫn đến những tổn hại đáng kể sau này.
Với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh trước khi Anh có thể đưa quân tiếp viện tới Canada, Mỹ tiến hành một loạt các cuộc tiến công trong năm 1812.
Ở phía bên kia chiến tuyến, tướng Isaac Brock - sĩ quan giàu kinh nghiệm của Anh, thống đốc vùng Thượng Canada (nay là bang Ontario), tin rằng hướng quân Mỹ tiến công mở đầu cuộc chiến là từ thành phố Detroit.
Không nằm ngoài dự đoán, ngày 12/7/1812, quân Mỹ do tướng William Hull - thống đốc bang Michigan - chỉ huy vượt biên giới, tiến công thành phố Sandwich của Canada (ngày nay là một vùng lân cận gần Windsor, Ontario).
Sau những thành công bước đầu, lượng của tướng Hull gồm 2.500 người bị quân Anh và dân quân Canada đánh bật trở lại Detroit. Tướng Anh Isaac Brock thừa thắng đánh vào thành phố Detroit ở biên giới Mỹ - Canada. Tướng Brock phao tin rằng mình có lực lượng bổ sung gồm 5.000 người da đỏ và tập kích dữ dội Detroit bằng pháo. Ngày 16/8/1812, tướng Hull hạ vũ khí đầu hàng.
Kết quả là Mỹ không chỉ mất thành phố Detroit mà còn mất quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ lân cận thuộc bang Michigan. Chiến thắng này giúp tướng Brock được vua George III của Anh phong tước Hiệp sĩ.
Quân Mỹ vượt sông Niagara bằng thuyền trong cuộc tấn công Canada năm 1812.
Gác lại men say chiến thắng, tướng Brock đích thân tới khu vực biên giới trên sông Niagara để chuẩn bị đối phó một cuộc tấn công khác của Mỹ.
Đêm ngày 12 và rạng sáng ngày 13/10/1812, quân Mỹ do tướng Van Rensselaer chỉ huy tiến công căn cứ George, nơi tập trung quân Anh và Canada giáp biên giới Mỹ.
Theo kế hoạch, lực lượng Mỹ vượt sông Nigara rộng khoảng 200 mét bằng 30 chiếc thuyền, mỗi thuyền chở 20 người. Thuyền sẽ phải liên tục đi và về để chở đủ 4.000 quân vượt sông.
Nhưng khi cuộc tiến công bắt đầu, trục trặc khiến chỉ có 12 con thuyền sẵn sàng hoạt động. Trước khi trời sáng, khoảng 200 binh sĩ dưới sự chỉ huy của tướng Van Rensselaer đổ bộ thành công nhưng sớm bị lính trinh sát Anh phát hiện.
Giao tranh ác liệt ở bờ sông khiến tướng Van Rensselaer bị thương. Bất chấp hỏa lực của quân Anh, quân Mỹ từng bước đổ bộ thành công. Mục tiêu tiếp theo của người Mỹ là phá hủy các khẩu pháo mà quân Anh bố trí trên ngọn đồi Queenston cao 70 mét gần đó.
Đại úy Mỹ John E. Wool, 25 tuổi, là người dẫn quân men theo đường mà những người đánh cá hay đi để leo lên đồi nhằm đánh úp bất ngờ. Quân Anh một phần vì chủ quan đã không bố trí lực lượng phòng thủ ở con đường này. Tướng Brock bên phía Anh khi đó trực tiếp có mặt trên đồi để giúp binh sĩ hiệu chỉnh đường bắn của pháo và đụng độ quân Mỹ.
Trong cuộc giao tranh ác liệt này, tướng Brock bị trúng đạn ở ngực. Trước khi chết, tướng Brock ra lệnh cho toàn quân Anh còn lại ở căn cứ George chi viện.
Ở phía bên kia, tướng Van Rensselaer cố gắng đưa càng nhiều quân vượt sông càng tốt nhưng thương vong và tính chất ác liệt của cuộc giao tranh đã khiến binh sĩ Mỹ trở nên rối loạn, đặc biệt là lực lượng dân quân.
Tranh vẽ trận đánh Đồi Queenston, một trong những trận quan trọng nhất ở giai đoạn đầu của cuộc chiến Mỹ - Anh ở Canada.
Van Rensselaer sau này kể lại: “Tôi nhận thấy rằng vào đúng thời điểm chiến thắng nằm trong tầm tay, các lực lượng chiến đấu thiếu kinh nghiệm lại bỏ chạy, bỏ mặc lực lượng chính quy".
Đến chiều ngày 13/10/1812, khi quân Mỹ chưa ổn định và đang sửa cáckhẩu pháo chiếm được từ tay người Anh thì bị lực lượng tiếp viện của Anh gồm khoảng 1.000 người đánh úp. Những người da đỏ tấn công trước và theo sau là quân Anh và dân quân Canada.
Bị tấn công bất ngờ, quân Mỹ tan rã, cố gắng chạy tới bờ sông để lên thuyền rút lui. Trong trận này, người Mỹ tổn thất 400 quân và 925 người bị bắt sống, bao gồm một số sĩ quan cấp cao. Quân Anh tổn thất 91 người, bao gồm tướng Brock. Sau trận này, tướng Mỹ Van Rensselaer đã tự nguyện từ chức.
Ngày 20/11/1812, một nhánh quân khác do tướng Mỹ Dearborn chỉ huytìm cách vượt biên giới Canada nhưng bị Anh huy động lực lượng tình nguyện gồm thổ dân da đỏ nghênh chiến. Kết quả giao tranh bất phân thắng bại khiến và tinh thần chiến đấu của lực lượng dân quân đến từ New York xuống rất thấp nên Dearborn quyết định rút lui về lãnh thổ Mỹ.
Theo trang Warfare History Network, thất bại trong cuộc vượt sông Niagara và việc để mất thành phố Detroit cho thấy phần lớn người dân Mỹ không có thiện cảm với cuộc chiến hoặc ít nhất là không đồng tình với nỗ lực kiểm soát Canada của chính phủ.
Những gì xảy ra ở Niagara cho thấy Mỹ cần một đội quân chính quy chuyên nghiệp với kỷ luật tốt hơn thay vì huy động dân quân.
Kết thúc năm 1812 tiến công bất thành, chiến tranh Mỹ - Anh vẫn còn diễn ra thêm hai năm nữa.
Tháng 4/1813, quân Mỹ đạt được thành lựu lớn nhất trong cả cuộc chiến khi kiểm soát thành phố York (nay là Toronto) của Canada nhưng không tiến sâu hơn để chiếm thành phố lớn hơn là Montreal.
Bước sang năm 1941, xung đột chuyển sang hướng có lợi cho Anh ở Canada sau khi hoàng đế Pháp Napoleon bị đánh bại ở châu Âu. Anh sau đó huy động 15.000 viện binh tới Canada.
Tháng 8/1941, nhờ vào binh lực bổ sung, quân Anh đánh thẳng tới thủ đô Washington, đốt cháy Nhà Trắng và tòa nhà Quốc hội Mỹ để trả đũa việc Mỹ đốt phá thành phố York. Tổng thống Mỹ James Madison và các thành viên chính phủ khi đó buộc phải sơ tán tới một thị trấn nhỏ ở bang Maryland để lánh nạn.
Một tháng sau, cuộc xung đột lại đảo chiều khi hải quân Mỹ liên tục giành chiến thắng ở Hồ Champlain và vùng Ngũ Hồ, buộc người Anh lui quân.
Ngày 24/12/1941, Hiệp ước hòa bình Ghent được ký kết ở Bỉ , chính thức chấm dứt cuộc chiến giữa Anh và Mỹ. Các bên nhất trí khôi phục biên giới Mỹ - Canada như trước khi chiến tranh nổ ra. Do Anh đang ở thế thắng sau khi đánh bại Napoleon nên Mỹ chấp nhận từ bỏ yêu sách đòi Anh chấm dứt can thiệp vào giao thương trên biển ở Bắc Mỹ.