Thời sự

Lần đầu tổ chức Hội thảo quốc gia thường niên về quyền sao chép tại Việt Nam

11/08/2024 10:13

Sáng 09/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo quốc gia thường niên về bản quyền và quyền sao chép tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế lần thứ nhất. Đây là chuỗi sự kiện do Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Viện Triết học Phát triển, Viện Những vấn đề phát triển và Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức đồng tổ chức.

Lần đầu tổ chức Hội thảo quốc gia thường niên về quyền sao chép tại Việt Nam- Ảnh 1.
Chủ tọa đoàn Hội thảo (từ phải qua): TS. Nguyễn Huỳnh Thanh – Viện trưởng Viện Triết học Phát triển; bà Nguyễn Thị Sánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam; PGS.TS. Đào Duy Quát – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; TS. Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển; TS. Đào Minh Đức – Viện trưởng Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức

Trong diễn văn khai mạc, TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển, cho rằng trong xã hội tri thức và nền kinh tế tri thức, tri thức và trí tuệ là một dạng tài sản cần được bảo vệ bằng công cụ bản quyền và quyền sao chép.

Phân tích sâu hơn nội dụng này, PGS.TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, cho rằng: "Trong xã hội tri thức, hệ thống sở hữu trí tuệ là xương sống của nền công nghiệp và nền văn hóa của một quốc gia". Ông nhìn nhận, việc bảo vệ tài sản trí tuệ thời gian qua chưa được coi trọng ở Việt Nam và trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta không thể đứng ngoài "cuộc chơi" của thế giới. Do đó, ông đề nghị cần đánh giá đúng sự thật, nhìn thẳng sự thật, làm rõ bản chất, quy luật vận động và xu hướng phát triển của vấn đề, từ đó đề ra những giải pháp hiệu quả cho việc bảo vệ tài sản trí tuệ.

Bà Nguyễn Thị Sánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam khẳng định, bản quyền và quyền sao chép là một trong các hình thái quyền nhân thân và quyền tài sản. Việc tổ chức Hội thảo về bản quyền và quyền sao chép là một hình thức xã hội hóa hoạt động chăm lo cho quyền lợi con người trong xã hội phát triển.

Phân tích về các yếu tố góp phần tăng cao thực trạng vi phạm quyền sao chép ở Việt Nam, Luật sư Phan Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TPHCM cho rằng có phần do việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa nhất quán, ý thức của người thụ hưởng tài sản trí tuệ chưa cao. Nhưng nguyên nhân có tính gốc rễ là ý thức tự bảo vệ của chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ. "Tự mình không có ý thức bảo vệ mình thì khó có thể có cách bên ngoài để bảo vệ mình".

Từ các kinh nghiệm chuyên sâu của mình, bà Lê Thị Minh Hằng – Giám đốc Trung tâm Pháp luật và Tác quyền, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, chỉ ra các góc nhìn chuyên môn, tác nghiệp, kỹ thuật và hiệu quả trong việc thực hiện phương thức đại diện tập thể và bảo vệ chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ pháp lý hữu hiệu để tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Trung tâm Pháp luật và Tác quyền đang đi đầu trong hỗ trợ, đồng hành cùng chủ sở hữu tài sản trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức và chủ động xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.

Là đại diện đơn vị tiên phong tại Việt Nam từ nhiều năm qua trong lĩnh vực quản trị tài sản trí tuệ, TS. Đào Minh Đức, Viện trưởng Viện Quản trị tài sản trí tuệ Minh Đức, chỉ ra cần bắt đầu toàn bộ câu chuyện quản trị tài sản trí tuệ tại Việt Nam từ việc làm rõ các khái niệm theo hướng đơn nghĩa để dễ thực thi.

Trong phần kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Huỳnh Thanh, Viện trưởng Viện Triết học Phát triển khái quát: nguyên nhân sâu xa của tất cả những vấn đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới ngày nay đều bắt nguồn từ nhận thức. Do đó, cần truyền bá nhận thức, xây dựng nhu cầu, và phát triển thị trường. Đó là mục đích cao nhất của chuỗi hội thảo quốc gia thường niên về bản quyền và quyền sao chép tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Lần đầu tổ chức Hội thảo quốc gia thường niên về quyền sao chép tại Việt Nam- Ảnh 2.
Ông Mai Tú Anh, Phó Chủ tịch Kiêm Tổng Thư ký Hiệp Hội quyền Sao chép Việt Nam (phải) và TS. Nguyễn Huỳnh Thanh, Viện trưởng Viện Triết học Phát triển (phải), trao văn bản đối tác chiến lược

Nhân dịp này, nhằm cụ thể hóa thực thi các nội dung chuyên sâu của hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết các văn kiện xác lập quan hệ đối tác chiến lược trong nhiệm vụ bảo vệ chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại Việt Nam thời gian tới./.

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/lan-dau-to-chuc-hoi-thao-quoc-gia-thuong-nien-ve-quyen-sao-chep-tai-viet-nam-102240811091943184.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/lan-dau-to-chuc-hoi-thao-quoc-gia-thuong-nien-ve-quyen-sao-chep-tai-viet-nam-102240811091943184.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Sẽ xếp lại bảng lương, chế độ phụ cấp với nhà giáo
    5 giờ trước Chính sách giáo dục
    Sáng 11/7, tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Quốc hội đã quy định "lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Quốc hội đồng thời giao Chính phủ quy định về chính sách tiền lương giáo viên.
  • Ngôi trường hơn 50 tuổi ở Hà Nội thu 'trái ngọt' mùa thi vào lớp 10
    5 giờ trước Tuyển sinh đầu cấp
    Năm 2025, Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đạt tỷ lệ 94% học sinh đỗ vào lớp 10 THPT công lập, trong đó có 38 lượt đỗ trường chuyên.
  • Kỳ vọng phát triển giáo dục toàn diện ở vùng cao Lai Châu
    5 giờ trước Giáo dục
    Với những mục tiêu đổi mới và chiến lược phát triển mang tính đột phá, ngành GD&ĐT Lai Châu kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • Lựa chọn môn học - tương lai của học sinh
    5 giờ trước Giáo dục
    Qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, có thể thấy, việc lựa chọn các môn học tự chọn, bên cạnh những môn học bắt buộc có ý nghĩa lớn, liên quan trực tiếp đến lộ trình học tập, việc xét tuyển đại học và tương lai của mỗi học sinh. Thực tế đó được các trường trung học phổ thông của Hà Nội nắm bắt và đây cũng là nội dung chính, xuyên suốt tại các buổi tư vấn, gặp gỡ, hướng dẫn phụ huynh học sinh lựa chọn môn học, tổ hợp môn học trước thềm lớp 10 năm học mới 2025-2026.
  • Trường ĐH Trà Vinh xếp 29 trong top 400 của WURI Ranking 2025
    5 giờ trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) công bố thành tích nổi bật khi tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng World Universities with Real Impact (WURI) năm 2025, đứng ở vị trí 29 trong Top 400 trường đại học có ảnh hưởng toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tổ chức Hội thảo quốc gia thường niên về quyền sao chép tại Việt Nam