Lạng Sơn tập trung nâng cao thứ hạng giáo dục

Ngô Chuyên (Thực hiện) | 04/09/2022, 10:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, Lạng Sơn huy động tối đa nguồn lực nhằm nâng cao thứ hạng giáo dục.

Tuy nhiên để tránh tình trạng sách không đến tay học sinh trước năm học mới, chúng tôi yêu cầu các NXB, công ty phân phối sách và thiết bị phải cam kết hoàn thành việc cung ứng SGK các cấp tại tỉnh Lạng Sơn trước ngày 30/8/2022.

Lạng Sơn tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng và thứ hạng giáo dục  ảnh 4
Lãnh đạo tỉnh cùng đoàn kiểm tra tỉnh Lạng Sơn đến điểm thi kiểm tra công tác coi thi. Ảnh: NVCC

Quan tâm đến người dạy và người học

- Là tỉnh còn nhiều khó khăn, Lạng Sơn có chính sách, chế độ như thế nào hỗ trợ cho nhà giáo đồng thời thu hút đội ngũ giáo viên trẻ, giỏi về các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa công tác?

- Những chính sách chế độ nhà giáo luôn được cả xã hội quan tâm. Đặc biệt là thầy cô đang công tác tại nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Tỉnh Lạng Sơn đã có chính sách:

Hỗ trợ học phí đối với giáo viên đi đào tạo văn bằng 2 thực hiện Chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2021 - 2025.

UBND tỉnh chỉ đạo sở GD&ĐT rà soát, xác định nhu cầu đào tạo giáo viên, thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Những sinh viên sư phạm theo học các môn học mà Lạng Sơn có nhu cầu, cam kết về công tác sau khi tốt nghiệp sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt.

Đặc biệt, tỉnh xây dựng chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại địa phương cụ thể: Đào tạo trình độ tiến sĩ và tương đương tại nước ngoài 250 triệu đồng/người/khóa học; trong nước 200 triệu đồng/người/khóa học.

Đào tạo trình độ thạc sĩ và tương đương tại nước ngoài: 150 triệu đồng/người/khóa học; trong nước: 100 triệu đồng/người/khóa học; riêng nữ giới hưởng thêm 10% các mức khuyến khích tương ứng.

Mức hưởng chính sách thu hút một lần đối với tiến sĩ là 300 triệu đồng/người; thạc sĩ là: 200 triệu đồng/người. Nữ giới hưởng thêm 10% các mức khuyến khích tương ứng.

Với giáo viên công tác lâu năm ở vùng khó khăn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ngành Giáo dục sẽ rà soát và có chính sách luân chuyển, không để giáo viên phải công tác quá lâu tại vùng khó.

- Là tỉnh còn nhiều khó khăn, Lạng Sơn có chính sách, chế độ như thế nào nhằm hỗ trợ nhà giáo; đồng thời thu hút đội ngũ GV trẻ, giỏi về các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa công tác?

- Nhiều năm qua, Lạng Sơn đang tích cực, tập trung tuyên truyền về các chế độ, chính sách cho học sinh vùng khó; tăng cường vận động trẻ đến trường, thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.

Chính sách đối với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn học tại trường phổ thông dân tộc bán trú, phổ thông có học sinh bán trú được đảm bảo theo quy định. Các nhà trường thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, nhất là trẻ mầm non, học sinh bán trú, học sinh nội trú. Thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non; Chương trình sữa học đường giúp nâng cao thể trạng cho trẻ.

Những xã đặc biệt khó khăn, sau khi học sinh học xong cấp 1 được ưu tiên chuyển ra trường nội trú huyện học tập. Các trường PTDTNT có chế độ cộng điểm ưu tiên, khuyến khích và xét tuyển thẳng học sinh THCS học ở trường PTDTNT vào học THPT đối với học sinh nghèo, học sinh vùng 3 khó khăn. Quan tâm rà soát, thực hiện tốt chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối trẻ ở vùng đặc biệt khó khăn, để học sinh thấy được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Năm nay, ngành Giáo dục Lạng Sơn tiếp tục phát động phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc”, qua đó xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi nhằm tạo môi trường giáo dục an toàn cho học sinh; thay đổi mô hình, cách thức giáo dục dập khuôn, máy móc, lạc hậu; hướng tới mục tiêu cao nhất của giáo dục là: “hạnh phúc và chất lượng”. Đồng thời, chú trọng thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”.

- Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Lạng Sơn đặt mục tiêu và kỳ vọng gì trong năm học mới, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn?

- Chủ đề năm học 2022 – 2023 của Lạng Sơn là “đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Tôi kỳ vọng ngành Giáo dục Lạng Sơn đảm bảo an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh; nỗ lực vượt qua khó khăn để triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với các cấp học.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, thực hiện thành công phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc”, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng sau THCS, THPT.

Nâng cao số lượng, chất lượng giải các kỳ thi quốc gia; phấn đấu tăng thứ tự xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT lên ít nhất 5 đến 7 bậc so với năm trước; thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong GD-ĐT của tỉnh.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/lang-son-tap-trung-nguon-luc-nang-cao-chat-luong-va-thu-hang-giao-duc-post606485.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/lang-son-tap-trung-nguon-luc-nang-cao-chat-luong-va-thu-hang-giao-duc-post606485.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạng Sơn tập trung nâng cao thứ hạng giáo dục