Điều đặc biệt được coi là vô nhân đạo là vì một phần của bom, đạn này rải xuống không phát nổ ngay và nằm trong lòng đất trong nhiều năm. Kết quả là, dân thường sẽ phải chịu hậu quả lâu dài.
3. Kiev đã yêu cầu Washington cung cấp loại bom chùm nào?
Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp cho họ bom chùm Mk 20 Rockeye-II. Loại bom nặng 222 kg. Và mỗi quả bom này mang theo 247 quả bom con với đầu đạn có khả năng xuyên giáp dày khoảng 190 mm. Khi thả một quả bom này, khu vực bị ảnh hưởng của nó xấp xỉ bằng diện tích một sân bóng đá (100 x 70 mét).
Có thông tin rò rỉ cho rằng Ukraine đang lên kế hoạch thả loại bom này từ máy bay không người lái. Ở đây, đã có sự tính toán vì phần "ruột" của Mk 20 có khả năng xuyên giáp lớn hơn so với loại bom đang được thả từ máy bay không người lái xung kích.
4. Quyết định cung cấp bom, đạn chùm của Mỹ cho Ukraine liên quan tới công ước quốc tế về sử dụng loại vũ khí này như thế nào?
Công ước về bom, đạn chùm là một hiệp ước quốc tế nghiêm cấm việc sử dụng, vận chuyển và tàng trữ các loại bom và đạn như vậy. Công ước được ký kết vào năm 2008, có hiệu lực từ năm 2010 và đến nay đã có 113 quốc gia ký kết. Họ cam kết "không bao giờ được sử dụng bom chùm và trong mọi trường hợp":
a) Không sử dụng bom, đạn chùm;
b) Không phát triển, sản xuất, mua, tàng trữ, lưu giữ hoặc chuyển giao bom, đạn chùm cho bất kỳ ai;
c) Không giúp đỡ, khuyến khích hoặc xúi giục bất kỳ ai sử dụng vũ khí vô nhân đạo này.
34 quốc gia chưa ký công ước. Trong số đó có Mỹ, Israel, Ukraine và Nga.
5. Liệu Ukraine có thể xoay chuyển tình thế trên chiến trường bằng bom chùm?
Hy vọng của Kiev về điều này có thể trở thành một ảo tưởng, giống như niềm tin mù quáng vào sức mạnh của các loại vũ khí phương Tây khác. Bom chùm là một yếu tố nghiêm trọng và đặc biệt tàn ác, tinh vi trên chiến trường.
Nhưng rõ ràng là quân đội Nga sẽ không ngồi bao giờ ngồi im trong chiến hào chờ đợi quân Ukraine ném bom chùm vào họ. Các nhà kho chứa bom chùm cũng sẽ bị tấn công bằng chính loại đạn đó. Cũng như các loại máy bay hoặc máy bay không người lái mang bom chùm cũng sẽ là mục tiêu của lực lượng phòng không Nga. Các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga sẽ "loại bỏ" chúng.
Cuối cùng, nếu Mỹ và Ukraine thực hiện một bước như vậy, không có gì có thể ngăn cản Nga có hình thức đáp trả bằng bom và đạn pháo tương tự.