Đĩa khí bụi này - gọi là đĩa tiền hành tinh - dần kết tụ lại thành các tiền hành tinh. Các vật thể này tiếp tục va chạm, vỡ ra rồi tái hợp nhiều lần. Cuối cùng, các hành tinh cố định được hình thành và tiến hóa.
Sự vô lý của LHS 3154b nằm ở chỗ nó cần một lượng bụi gấp 10 lần lượng bụi có thể tồn tại xung quanh ngôi sao mẹ nhỏ bé của nó để hình thành.
Theo nhà thiên văn học Guðmundur Stefánsson từ Đại học Princeton (Mỹ), đồng tác giả, ngôi sao LHS 3154b thuộc về nhóm phổ biến nhất trong vùng lân cận Mặt Trời và trong khắp thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Vì vậy, phát hiện này cho thấy loại sao này vẫn có thể sở hữu các hành tinh khổng lồ, điều chưa từng được nghĩ đến trước đây.
Tuy vậy, đây vẫn là một hiểu biết ngoài mong đợi. Các tác giả thừa nhận họ không thể lý giải sự tồn tại của gã khổng lồ LHS 3154b. Đó sẽ là một câu trả lời đòi hỏi nhiều quan sát và phân tích chuyên sâu hơn.
Nhưng dù kết quả như thế nào, điều này cũng góp thêm bằng chứng cho thấy các hành tinh trong vũ trụ có thể ra đời bằng nhiều cách khác nhau.
"Khám phá này thực sự cho thấy chúng ta biết rất ít về vũ trụ" - đồng tác giả Suvrath Mahadevan, nhà thiên văn học của bang Pennsylvania nói với Live Science.