Châu Âu đang đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức, mất thời gian và tốn kém là giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống phòng không của mình, vốn bị phơi bày bởi cuộc giao tranh bằng tên lửa và máy bay không người lái ở Ukraine.

17 quốc gia châu Âu, dẫn đầu là Đức, năm ngoái đã cùng nhau hợp tác trong một dự án phòng không chung mang tên "Euro Sky Shield" (Lá chắn Bầu trời châu Âu) – mặc dù Pháp, Italy và Ba Lan đều đứng ngoài cuộc.

Kế hoạch này sẽ liên quan đến việc mua sắm chung các hệ thống phòng thủ tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, bao gồm hệ thống Iris-T do Đức sản xuất, Patriot của Mỹ và Arrow-3 của Mỹ-Israel.

Lỗ hổng về phòng không của châu Âu - Ảnh 2.

Một số nước châu Âu muốn phát triển hệ thống phòng thủ của riêng họ thay vì của Mỹ. Ảnh: defensenews.com

Ông Aboulafia nhận định: “Việc hợp tác giữa các quốc gia đồng minh là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bất cứ khi nào NATO tìm cách tiêu chuẩn hóa, rõ ràng các quyết định lớn cần phải được đưa ra về việc ai sẽ dẫn đầu về sản xuất và thiết kế. Chúng tôi đã theo dõi quá trình này trước đây và vấn đề lớn luôn là Pháp, nước không muốn nhường lại vai trò lãnh đạo trong ngành công nghiệp quốc phòng".

"Có thể đề xuất của Đức chưa tính đến đầy đủ các lợi ích an ninh của châu Âu, nên đã không thuyết phục được các đối tác còn lại và để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời về các cấp độ chiến lược, quân sự, công nghiệp và kinh tế", Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế Đức (SWP) viết trong một báo cáo gần đây.

Theo SWP, bằng cách chọn công nghệ của Mỹ và Israel thay vì của châu Âu, kế hoạch do Đức đứng đầu cũng "mâu thuẫn với mục tiêu củng cố cơ sở công nghệ và công nghiệp quốc phòng của EU".

Báo cáo gần đây của các nghị sĩ Pháp đã chỉ trích trực tiếp "Euro Sky Shield", cho rằng dự án "hoàn toàn thiếu các giải pháp của châu Âu, thay vào đó là quảng bá các sản phẩm của Mỹ và Israel".

Tuy nhiên, một sản phẩm khác của Israel, hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm mới từ công ty công nghệ quốc phòng Rafael, có thể thuyết phục các chính phủ ở châu Âu khi được trưng bày tại triển lãm hàng không ở Paris lần này, đặc biệt là sau khi Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Bên cạnh Triển lãm hàng không Paris, Chính phủ Pháp cũng đã mời các quan chức cấp bộ trưởng tham dự một hội nghị về phòng không để tìm cách giải quyết những khác biệt như đã đề cập ở trên. "Đức đã đề xuất một thỏa thuận công nghiệp, chúng tôi đưa ra một sáng kiến chiến lược: đảm bảo năng lực phòng không châu Âu có chủ quyền, với các thiết bị châu Âu", một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết.

Theo Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/ho-so-quan-su/lo-hong-ve-phong-khong-cua-chau-au-20230619162338723.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/ho-so-quan-su/lo-hong-ve-phong-khong-cua-chau-au-20230619162338723.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Lỗ hổng' về phòng không của châu Âu