Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động an toàn, đúng kế hoạch gần 70.000 giờ

24/03/2024, 14:52
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong 40 năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động an toàn, đúng kế hoạch gần 70.000 giờ. Lò đã được khai thác và sử dụng có hiệu quả để sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động an toàn, đúng kế hoạch gần 70.000 giờ- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt chúc mừng 40 năm Ngày Khánh thành công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết như trên tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Khánh thành công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, cùng với thiết bị chính là Lò phản ứng hạt nhân, một hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại từng bước được hình thành và đưa vào hoạt động, phục vụ nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, đưa kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đề cập đến một số kết quả của Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình giai đoạn đến năm 2020, Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ KH&CN đang tiếp tục được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng với đó, Bộ KH&CN đang được giao nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân với lò nghiên cứu công suất cao, quy mô lớn hơn nhiều lần so với Lò Đà Lạt hiện nay, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng hạt nhân cho quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực KH&CN phục vụ cho việc tiếp thu, làm chủ công nghệ hạt nhân để có thể nội địa hóa từng phần lò hạt nhân nghiên cứu.

Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các sản phẩm và dịch vụ để khai thác hiệu quả Lò phản ứngnghiên cứu mới, song song với việc tiếp tục bảo đảm vận hành an toàn và sử dụng hiệu quả Lò phản ửng hạt nhân Đà Lạt đến năm 2033 theo Giấy phép đã được Bộ KH&CN cấp.

Một nhiệm vụ khác liên quan đến năng lượng nguyên tử mà Bộ KH&CN đang khẩn trương thực hiện đó là sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008.

Với vai trò là một cơ sở bức xạ đặc thù, đang quản lý và vận hành thiết bị hạt nhân duy nhất của cả nước, Bộ trưởng đề nghị Viện Nghiên cứu hạt nhânquan tâm, đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm hiểu để có những góp ý xác đáng vào Luật Năng lượng nguyên tửsửa đổi, thúc đẩy ngành năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình tiếp tục phát triển.

Bộ KH&CN tin tưởng rằng, trên cơ sở các kết quả, thành tựu đã đạt được trong40 năm qua, Viện Nghiên cứu hạt nhânnói riêng và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Namnói chung, sẽ tiếp tục bảo đảm vận hành an toàn và khai thác có hiệu quả hơn nữa Lò phản ứnghạt nhân Đà Lạt, cũng như xúc tiến Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân với Lò phản ứngnghiên cứu công suất cao, đa mục tiêu.

Xúc tiến xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân

Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Cao Đông Vũ cho biết, nhờ có Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và nhiều thiết bị khoa học khác, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như trong xây dựng tiềm lực về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để sẵn sàng tham gia vào các nhiệm vụ được giao.

Những kết quả này được các cơ quan nghiên cứu, đơn vị sản xuất trong và ngoài nước ghi nhận như:Điều chế các chất đồng vị phóng xạ, chế tạo thiết bị hạt nhân, phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân, quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị, công nghệ bức xạ và công nghệ sinh học, an toàn bức xạ, xử lý, quản lý chất thải phóng xạ...

Bên cạnh các thành tựu trong hoạt động nghiên cứu KH&CN hạt nhân, Viện Nghiên cứu hạt nhâncũng chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các hợp tác đa phương, điển hình là với IAEA và hợp tác vùng châu Á-Thái Bình Dương (RCA), tham gia hợp tác song phương với Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Trong thời gian tới, Viện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng: Tích cực tham gia Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân với Lò phản ứng nghiên cứu mới; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận, vận hành an toàn, khai thác hiệu quả Lò phản ứng mới đa mục tiêu công suất 10 MWt.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng Trần Đình Văn đánh giá Viện Nghiên cứu hạt nhân đã đạt được những thành tích quan trọng trong làm chủ kỹ thuật và công nghệ, bảo đảm vận hành an toàn, sử dụng hiệu quả Lò Phản ứng hạt nhân duy nhất cả nước; không để xảy ra sự cố nào ảnh hưởng đến con người và môi trường. Các hoạt động triển khai và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ của Viện đã góp phần tích cực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

Ông Trần Đình Văn cũngđề nghị Viện Nghiên cứu hạt nhân tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho địa phương để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và trong lĩnh vực y tế, bảo vệ môi trường…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động an toàn, đúng kế hoạch gần 70.000 giờ