Lò phản ứng mô-đun nhỏ: Triển vọng khai thác điện hạt nhân trong tương lai

Nguyễn Minh (TH) | 23/02/2022, 13:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau các thảm họa nghiêm trọng, nhân loại vẫn khao khát tìm cách chinh phục năng lượng hạt nhân, góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các chuyên gia kỳ vọng SMR có thể tham gia vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu để giảm phát thải khí nhà kính, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn cần thời gian đánh giá khả năng chống biến đổi khí hậu của SMR so với các lò hạt nhân thông thường.

Sự phát triển của SMR trên thế giới

Mô hình thiết kế lò phản ứng mô-đun đủ nhỏ để có thể vận chuyển bằng xe tải.

Hiện nay, có bốn lựa chọn công nghệ xây dựng lò phản ứng hạt nhân gồm lò nước nhẹ (LWR), lò muối nóng chảy (MSRs), lò nhiệt độ cao làm chậm nơtron bằng graphit (HTR) và là nơtron nhanh (FNR). Trong đó, LWR có rủi ro công nghệ thấp nhất nhưng FNR nhỏ gọn hơn.

Để chuyển các lò này sang dạng mô-đun nhỏ yêu cầu thiết kế đơn giản hoá, sản xuất tiết kiệm, thời gian xây dựng ngắn và chi phí tìm địa điểm được giảm thiểu tối đa.

Mô hình SMR đang được phát triển tại nhiều quốc gia. Ngày 23/12, Chính phủ Bỉ cho biết dự kiến đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2025 nhưng tiếp tục đầu tư cho công nghệ trong tương lai, đặc biệt là các lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR).

Trong khi đó, Trung Quốc đã cho xây dựng lò phản ứngmô-đun nhỏ công suất 200 MW có kích thước gần bằng 1/5 so với lò phản ứng hạt nhân đầu tiên tại nhà máy điện hạt nhân Shidaowan, tỉnh Sơn Đông. Nước này đã kết nối lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ này với mạng lưới điện của mình, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng điện tử SMR.

Lò phản ứng mới được thiết kế để tắt nhanh chóng khi gặp sự cố, trái ngược với các hệ thống đang họat động có thể không kích họat biện pháp an toàn nếu mất điện, như những gì đã xảy ra với thảm họa điện hạt nhân Fukushima.

Akademik Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới tại Nga, đang sản xuất năng lượng từ hai SMR có công suất 35 MW. Nhật Bản cũng đang hợp tác với Mỹ và các đối tác khác đẩy mạnh phát triển công nghệ điện hạt nhân thế hệ mới trong dự án thử nghiệm về các lò phản ứng nhanh và lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR).

Ngoài ra, hơn 70 thiết kế SMR thương mại đang được phát triển trên khắp thế giới nhắm đến đầu ra đa dạng và các ứng dụng khác nhau như cung cấp điện, hệ thống năng lượng lai, hệ thống sưởi, khử mặn nước…

Mặc dù có rất nhiều điều thú vị xoay quanh SMR, đây vẫn là công nghệ cần được nghiên cứu và theo dõi. Ông Allison Macfarlane, cựu chủ tịch Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ, cho rằng có thể mất một thời gian dài để công nghệ này phát triển. Dù mang tiềm năng lớn, các dự án xây dựng SMR sẽ phải tìm cách chứng minh lò phản ứng mô-đun nhỏ là nguồn điện an toàn, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/lo-phan-ung-mo-dun-nho-trien-vong-khai-thac-dien-hat-nhan-trong-tuong-lai-rNKdZAf7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/lo-phan-ung-mo-dun-nho-trien-vong-khai-thac-dien-hat-nhan-trong-tuong-lai-rNKdZAf7g.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lò phản ứng mô-đun nhỏ: Triển vọng khai thác điện hạt nhân trong tương lai