Những tác động này được đánh giá là "đủ nghiêm trọng tới mức không may gây ra sự tuyệt chủng cho loài này".
Cũng theo bản cập nhật này, một phần tư trong số các loài cá nước ngọt hiện nay được phân loại là "có nguy cơ tuyệt chủng", với 20% bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu.
Sách Đỏ hiện chứa ít nhất 120 loài cá biển có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài loài ở Java, cá đuối Tasmania (Zearaja maugeana), được mệnh danh là "hóa thạch sống" bởi dòng dõi lâu đời hàng triệu năm tuổi, cũng đang tiến gần đến tình cảnh tuyệt chủng khi dòng chảy bị thay đổi từ hoạt động nuôi cá hồi Đại Tây Dương gần khu vực chúng sinh sống đã đẩy số cá thể xuống còn dưới 1.000.
Ngoài ra, hàng loạt cá nước ngọt cũng "bấp bênh" bên bờ vực tuyệt chủng theo danh sách hiện hành.
Tờ Science Alert dẫn lời bà Kathy Hughes, đồng Chủ tịch của Nhóm chuyên gia về Cá nước ngọt thuộc Ủy ban Sinh tồn loài (SSC) của IUCN cho biết cá nước ngọt hiện chiếm hơn một nửa số loài cá được biết đến trên thế giới, một sự đa dạng khó hiểu vì hệ sinh thái nước ngọt chỉ chiếm 1% môi trường sống dưới nước.
Những loài đa dạng này không thể thiếu đối với hệ sinh thái và rất quan trọng đối với khả năng phục hồi chung của hệ sinh thái đó, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bị tuyệt chủng.