Sau khi rửa sạch, nên đặt đũa ở nơi thoáng gió cho đến khi ráo hết nước. Không nên đặt đũa vào ống khi chưa được làm khô, nếu không phần đũa ở dưới đáy ống sẽ dễ bị mốc và đen do ẩm lâu ngày.
5. Tránh sử dụng đũa có vết trầy xước hoặc vết đốm
Khi có vết xước hoặc vết đốm trên bề mặt đũa, hãy tránh sử dụng chúng. Nếu đũa gỗ, đũa tre có gờ dễ sinh sôi vi khuẩn, không nên sử dụng nữa, nếu không có tình trạng gì thì nên khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần.
Các chuyên gia cho rằng khi bề mặt đũa có vết xước, vết đốm thì bạn nên tránh sử dụng chúng. Nếu đũa gỗ, đũa tre có gờ dễ sinh sôi vi khuẩn thì không nên sử dụng lại, những chiếc đũa còn tốt cũng nên khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào miệng. Một khi bạn phát hiện thấy dấu hiệu nấm mốc trên đũa của mình, hãy vứt chúng đi càng sớm càng tốt.
2 bước khử trùng đũa:
- Đầu tiên bạn cho đũa vào nồi nước lạnh, sau đó đun nước sôi, vớt đũa ra và để ráo.
- Đặt đũa ở nơi thoáng gió cho khô trước khi cho vào ống đựng đũa.
Điều cần lưu ý là không nên cho đũa tre và đũa gỗ vào máy rửa bát, vì những chất liệu này dễ hút nước và dễ bị mốc, hãy rửa sạch và để ráo nước ngay sau khi sử dụng. Khi thời tiết ẩm ướt, nơi cất đũa cần được giữ khô ráo để tránh sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
3 gợi ý khi mua đũa
- Màu sắc của đũa càng đơn giản thì càng tốt: Không nên chọn những chiếc đũa có màu sắc cầu kỳ hoặc in hoa văn vì chúng có thể chứa kim loại nặng như bột màu, có thể hấp thụ vào cơ thể sau khi sử dụng lâu dài.
- Cố gắng không chọn đũa có rãnh dễ bám bẩn.