Mùi thơm từ hương được tạo thành bởi những vòng benzen khi phát tán có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư).
Giải thích về vấn đề này, bác sĩ Đức cho biết, hương khi đốt có thể tạo ra các loại khí độc hại như lưu huỳnh đioxit… Thường xuyên thắp hương trong nhà khiến người hít phải nhiều loại khói này hơn, nguy cơ gây ra các vấn đề về hô hấp như bệnh hen suyễn, COPD… Càng tiếp xúc nhiều với khói hương, các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho càng nặng hơn.
Với người có cơ địa dị ứng, tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang... sẽ bị khó thở hoặc gặp các vấn đề về hô hấp khi thắp hương, càng hít nhiều khói hương càng khiến các triệu chứng tiến triển nặng.
Đặc biệt, nếu hít phải khói hương thường xuyên nguy cơ cao gây ung thư phổi. Cụ thể khi hít phải khói hương trong thời gian dài có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đường hô hấp cao hơn, đặc biệt là với những người hút thuốc lá. Ngoài ra, việc đốt hương trong nhà còn làm tăng mức độ hóa chất liên quan tới ung thư, có tên gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs).Cần làm gì tránh ung thư phổi do khói hương?
Theo bác sĩ Minh Đức, đốt hương là một văn hóa ở Á Đông, khi đốt hương nên cân nhắc 5 điều sau:
- Nên dùng hương có nguồn gốc tự nhiên có mùi dịu nhẹ dễ chịu, ít hại sức khỏe.
- Dùng hương ngắn đừng dùng loại có nhuộm màu vàng đỏ, nhũ kim tuyến, và tránh loại có mùi hương ngào ngạt.
- Không nên đốt nhiều, chỉ nên 1 cây là được. Không nên đốt loại hương siêu to, siêu dài, siêu khổng lồ.
- Không cắm hương trực tiếp vào đồ ăn làm phần màu nhuộm chân nhang làm dính vào đồ ăn; Không cắm dọc hương lên mâm ăn làm tàn rơi vào đồ ăn.
- Với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và người bị bệnh lý sẵn gồm cả bệnh ung thư thì hạn chế tiếp xúc nhiều với khói hương.
- Đặc biệt, người dân không đóng kín cửa khi thắp hương, vì lượng khí này sẽ lưu lại lâu trong phòng gây ra tác động xấu tới sức khỏe. Nếu có thể, sau khi thắp hương xong nên đi ra khỏi phòng, mở cửa phòng thông thoáng để không khí lưu thông.