Bạn có biết, chiết xuất lá đu đủ có đặc tính chống tăng sinh, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Lá đu đủ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người có thể thắc mắc nên sử dụng lá đu đủ như thế nào. Ảnh minh họa.
Một số cách dùng lá đu đủ chữa bệnh
1. Nấu nước lá đu đủ với chanh
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Lá đu đủ, đường, nước cốt chanh và nước lọc.
Bạn rửa sạch lá đu đủ rồi cắt nhỏ. Sau đó dùng máy xay xay cùng nước lọc. Tiếp đến bạn bạn lọc bỏ bã rồi thêm đường và nước cốt chanh vào.
Bạn nấu hỗn hợp vừa có lên. Đợi sôi thì tắt bếp nha.
2. Cách nấu nước lá đu đủ sấy khô
Bạn chuẩn bị lượng lá đu đủ sấy khô đủ dùng đã rửa sạch và 2 lít nước lọc.
Cho lá vào nồi cùng với 2 lít nước lọc rồi nấu sôi.
Khi nước sôi thì hạ nhỏ và nấu cho đến khi nước còn khoảng một nửa sau đó tắt bếp. Vậy là bạn đã có nước lá đu đủ với vô vàn công dụng rồi.
3. Nấu nước lá đu đủ với sả
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Lá cây đu đủ, sả khô và nước lọc.
Bạn đem lá đu đủ rửa sạch sau đó cắt nhỏ. Sau đó, cho lá vào nồi nấu với sả và nước lọc. Khi nước sôi, bạn giảm lửa rồi tiếp tục nấu. Đến khi thấy nước còn khoảng một nửa thì tắt bếp bạn nhé.
4. Nước ép lá đu đủ
Uống một lượng vừa phải lá đu đủ có lợi cho sức khỏe. Nước ép lá đu đủ có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ đến trung bình như đau bụng, buồn ngủ nghiêm trọng, buồn nôn, hồi hộp đánh trống ngực không đều (cảm giác tim đập nhanh, đập thình thịch, đập nhanh từng chập hoặc ngưng một nhịp, thường khó chịu, nhưng đó hầu như không phải là dấu hiệu của bệnh tim), kích ứng da và loét trong ống dẫn thức ăn.
Lưu ý: Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, nên uống 2 muỗng canh hoặc 25-30 ml nước ép lá đu đủ mỗi ngày (trong mỗi 6 giờ) trong khi ở điều kiện bình thường, nên dùng 1 muỗng canh mỗi ngày, theo Bold Sky.