- Chống ung thư: Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, nhờ axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… rau lang có khả năng chống lại quá trình oxy hóa. Nghiên cứu trong ống nghiệm cũng khẳng định chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng phòng các loại tế bào ung thư.
- Có lợi cho tim mạch: Rau lang cũng là “thần dược” cho tim mạch. Tại Indonesia, các nước châu Phi, rau lang được dùng trong các bài thuốc truyền thống để chữa bệnh tim.
- Cải thiện đường huyết: Rau lang là 1 thực phẩm tuyệt vời cho những bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh có thể sử dụng ngọn rau lang để ăn như 1 phương thuốc vì nó có chứa 1 chất gần giống như insulin (hormone có vai trò quyết định trong điều trị bệnh tiểu đường).
- Giảm nguy cơ loãng xương: Vitamin K có trong rau lang giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. Vì thế đây là thực phẩm có lợi cho những người đang gặp tình trạng xương không ổn định. Ngay cả những người không may gãy xương, nếu nạp vào cơ thể 1 lượng rau lang vừa đủ cũng dễ phục hồi hơn.
- Tránh táo bón: Cũng giống như củ khoai lang, rau lang có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Chất xơ có trong rau lang mang đến sự kích thích đại tiện đồng thời giải độc ruột, gan, thận…
Mặc dù rau lang là 1 loại thực phẩm nên ăn nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ 1 số lưu ý để chúng phát huy tác dụng. Không nên ăn rau lang khi đói vì chúng có thể làm giảm đường huyết, làm cơ thể chúng ta mệt mỏi.
Hàm lượng canxi có trong rau lang khá lớn nên chúng ta không nên ăn sống, thay vào đó cần chế biến chín để đảm bảo sức khỏe. Khi xào, tốt nhất hãy chần rau lang 1 lần rồi mới chế biến tiếp. Vì rau lang có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi dễ gây ra bệnh sỏi thận nên chúng ta cần chú ý. Nên ăn rau lang khoảng 2 lần/tuần thay vì lạm dụng tránh bị phản tác dụng.
Theo Toutiao