Các nhà khoa học đã dùng tia laser để bắn lỗ vào các mảnh thủy tinh Henbury, làm nóng chúng thành plasma nóng và sau đó nghiên cứu bằng máy quang phổ khối.
Kết quả công bố trên tạp chí khoa học Geochimica et Cosmochimica Acta cho thấy thủy tinh này được cấu thành bởi sa thạch tại địa phương, cũng như một hàm lượng sắt, niken và coban cao bất thường.
Sắt, niken và coban đó là những thứ thừa hưởng từ lõi thế giới bí ẩn nói trên.
Nó cũng có hàm lượng crom, irdium và các nguyên tố khác thuộc nhóm bạch kim cao, vốn cực hiếm có ở hầu hết các loại đá trên bề mặt Trái Đất. Đó là một minh chứng khác về nguồn gốc vũ trụ của những mảnh thủy tinh này.
Các tính toán cho thấy 10% thủy tinh này là từ vật thể ngoài hành tinh bị nóng chảy.
10% có vẻ không nhiều nhưng là một kho báu lớn để các nhà khoa học nghiên cứu. Đó đã là một tỉ lệ rất cao đối với những gì sinh ra từ những cú va chạm.
Để so sánh, vật liệu ngoài hành tinh chỉ chiếm khoảng 0,1% trong các mảnh vụn tương tự từ vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub giết chết loài khủng long.
Vật liệu ngoài hành tinh dồi dào trong loại thủy tinh đặc biệt của nước Úc này hứa hẹn giúp các nhà khoa học tìm hiểu cách mà lõi một thế giới hoạt động và vận hành.
Chúng ta không thể tiếp cận trực tiếp lõi Trái Đất, nhưng những phát hiện tương tự sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nó, bởi các vật thể trong vũ trụ thường hình thành theo những quy trình nhất định.