Luật Nhà giáo góp phần nâng cao vị thế người thầy

14/12/2023, 17:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vị thế người thầy trong xã hội hiện nay.

Tạo sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục

Một trong những chính sách quan trọng trong Luật Nhà giáo đó là các quy định về định danh, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo. Trong đó, nội dung của chính sách sẽ xác định các vấn đề cơ bản liên quan đến chuẩn nghề nghiệp, chuẩn chức danh nhà giáo làm cơ sở để quản lý và sử dụng nhà giáo, đảm bảo sự bình đẳng giữa nhà giáo trong các cơ sở giáo dục.

Đồng tình với chính sách này, thầy Lê Việt Dương - Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Hà Nội) cho rằng: Trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, có những nhà giáo chưa làm tròn trách nhiệm, để xảy ra tiêu cực, ảnh hưởng tới đồng nghiệp và sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội đối với đội ngũ giáo viên nói chung.

Vì vậy, khi xây dựng Luật, bên cạnh những chính sách đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh nhà giáo cũng cần có những quy định cụ thể về hành xử của giáo viên và đạo đức nhà giáo trong trường học để đảm bảo quyền lợi cho cả giáo viên, học sinh.

Cô Đặng Thị Thu Trang - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Vietschool Pandora - cho rằng dù ở môi trường nào, học sinh và các nhà trường cũng cần được hưởng bình đẳng và chế độ, chính sách, phúc lợi xã hội như nhau. Các văn bản hiện tại đang phù hợp với nhà giáo công lập nhiều hơn mà chưa có sự chỉ đạo cụ thể để đảm bảo quyền lợi với những nhà giáo ngoài công lập.

Vì vậy, cô Trang bày tỏ mong muốn, với Luật Nhà giáo được xây dựng và ban hành tới đây, sẽ rõ ràng hơn trong các quy định về quyền và nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi chung cho nhà giáo không kể trường công hay trường tư. Luật sẽ thực sự là hành lang pháp lý, tạo công bằng, là cách thể hiện sự tôn vinh đối với nhà giáo một cách cụ thể.

Bên cạnh đó, cần có một hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp với các nhà giáo dù họ có làm việc trong cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập. Tất cả nhà giáo đều nhận được quyền lợi công bằng và xứng đáng, không có sự phân biệt. Họ sẽ cùng nhận được các cơ hội để phát triển nghề nghiệp tốt nhất và đóng góp vào sự phát triển trong hệ thống giáo dục.

GS.TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì cho rằng, Luật Nhà giáo đã được ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng, mong đợi từ nhiều năm qua. Khi Luật có hiệu lực, bên cạnh Luật Viên chức, nhà giáo cả công lập và tư thục còn được điều chỉnh bởi Luật Nhà giáo.

Bên cạnh hành lang pháp lý là Luật Viên chức, cần thiết phải ban hành Luật Nhà giáo để tạo khung pháp lý phù hợp và mềm dẻo cho sự phát triển nghề nghiệp của nhà giáo, cả công lập và tư thục, vì mục đích tột cùng là sự thành công của người học.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/luat-nha-giao-gop-phan-nang-cao-vi-the-nguoi-thay-post664601.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/luat-nha-giao-gop-phan-nang-cao-vi-the-nguoi-thay-post664601.html
Bài liên quan
Quốc hội bắt đầu họp đợt 2, thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, dự án đường sắt tốc độ cao
Nội dung mở đầu của đợt họp thứ 2, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là phiên toàn thể thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật Nhà giáo góp phần nâng cao vị thế người thầy