Lương duyên 'trồng người'

19/06/2023, 07:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhà báo, còn gọi là kí giả. Đây là một nghề được xếp vào các nghề nguy hiểm. 

Một điểm chung nữa của nhà giáo và nhà báo đó là họ đang hoạt động trong một nghề nghiệp nguy hiểm. Mấy ai biết, để có những tác phẩm báo chí đi vào lòng người là cả một hành trình vất vả, mồ hôi và nước mắt, thậm chí xương máu của mình. Nhiều trường hợp muốn có thông tin đắt giá, phóng viên phải dấn thân, cải trang thâm nhập thực tế để có được thông tin sống động. Có phóng viên làm hồ sơ xin việc ở nhà máy, xí nghiệp làm công nhân.

Viết về nghề chạy xe ôm, phải đóng vai tài xế xe ôm. Những thông tin việc tốt, dễ thu thập nhưng có những thông tin chạm đến sự việc tiêu cực thường rất khó khai thác. Có trường hợp phóng viên bị “xử” ngay nơi tác nghiệp. Nếu phóng viên khôn khéo tránh được nhưng khi tác phẩm báo chí phát hành ra cộng đồng xã hội, các tổ chức, cá nhân, nơi xảy ra vụ việc không tốt thuê xã hội đen hành hung nhà báo.

Nghề giáo có phải là nghề nguy hiểm không? Nhiều người vẫn nghĩ rằng, giáo viên chỉ sáng lên lớp dạy vài tiết là xong, Hè lại được nghỉ suốt ba tháng lận. Nhưng sự thật không phải như thế. Hàng ngày, đến trường giáo viên luôn mang theo những nỗi sợ vô hình như có thể bị chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, bị thanh tra đột xuất, tập diễn, bị chính học sinh của mình dọa nạt… thậm chí có thể bị hành hung.

Câu chuyện thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh bị đánh chảy máu đầu khi xử lý học sinh vi phạm nội quy đồng phục hay thầy giáo ở Quảng Bình bị học sinh chặn đường đâm dao nhọn vào bụng khi nhắc nhở học sinh xóa hình xăm; hay mới nhất ở Hà Tĩnh, một phụ huynh vác dao xông vào trường học bắt thầy hiệu trường phải quỳ xin lỗi… còn ám ảnh cho biết bao người và thật đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tôi là một nhà giáo đam mê viết báo và cũng quen biết nhiều đồng nghiệp có cùng sở thích, đam mê ấy. Một trong những đồng nghiệp đam mê viết báo mà tôi ấn tượng nhất là thầy Vũ Đình Tùng. Xuất phát từ thực tiễn khi công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thầy Vũ Đình Tùng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Pui 2, huyện Krông Bông) sớm kiêm thêm “nghề báo” để nói lên những khó khăn, trăn trở của ngành Giáo dục. Không được đào tạo báo chí bài bản, cũng không phải là phóng viên, song thầy Tùng đã gắn bó với nghề báo không chuyên với bút danh “Tùng Lâm” gần 20 năm nay.

Thầy Tùng chia sẻ, thứ duy nhất thầy mang theo trong hành trình làm báo chính là niềm đam mê. Đây là động lực giúp thầy chu toàn công việc trên trường, có thời gian đi cơ sở thu thập tư liệu viết bài. Bên cạnh đó, còn có hàng trăm thầy giáo khác đang miệt mài song hành cùng với báo chí. Đó là thầy Trần Văn Toản công tác tại Trường Quốc học Huế cộng tác viên thường xuyên với nhiều tờ báo, đặc biệt là Báo Giáo dục & Thời đại.

Ấn tượng với thầy Toản là ở mảng viết về gương người tốt việc tốt. Đến nay, thầy đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi viết với chủ đề về tấm gương bình dị mà cao quý trong cuộc sống. Đó là cô Nguyễn Kim Anh – giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), nhiều phụ huynh, học sinh không chỉ ấn tượng với vẻ ngoài năng động, nhiệt huyết mà còn trìu mến gọi cô là “nhà báo”. Đó còn là những người thầy đáng kính đã đi xa như thầy giáo Đặng Thai Mai, thầy Nguyễn Ngọc Ký, thầy Nguyễn Tài Cẩn…

Trong xã hội, có nhiều người cùng một lúc làm nhiều nghề khác nhau nhưng có lẽ chỉ có nhà giáo và nhà báo là có mối lương duyên khăng khít nhất với nhau. Nhà giáo và nhà báo đều có thiên chức như là một kỹ sư tâm hồn. Họ luôn là đôi bạn tri kỉ cùng song hành trên một con đường giáo dục.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/luong-duyen-trong-nguoi-post643446.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/luong-duyen-trong-nguoi-post643446.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lương duyên 'trồng người'