Và chúng cũng rất dễ được bán. Tính hữu dụng của vàng nằm ở chỗ đó: vàng là một phương thức tiết kiệm để bảo vệ khỏi sự mất giá liên tục của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ và là một tài sản dễ thanh khoản. Đó là lý do tại sao, trong những thời kỳ đồng lira bắt đầu mất giá và lạm phát lan tràn, hàng dài người Thổ Nhĩ Kỳ xếp hàng dài ở khu chợ Grand Bazaar của Istanbul, sẵn sàng tự bảo vệ mình trước sự mất giá bằng cách mua những đồng tiền vàng.
Người dân tích trữ đồ trang sức và tiền vàng như một cách để phòng ngừa mất giá và lạm phát cao trong nước. Trong ảnh là một quầy bán vàng ở chợ Grand Bazaar.
Adem Kurtulmus, một thợ kim hoàn tại khu chợ lịch sử, cho biết: “Khi mọi người gặp vấn đề về tài chính, họ giải quyết theo cách này, bán tiền xu vàng và nhận tiền mặt”.
Hoạt động đó rõ ràng đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ phải nhập khẩu một lượng lớn vàng thô. Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 20 tỷ USD kim loại quý này. Chỉ trong bảy tháng đầu năm nay, nhập khẩu vàng đã vượt quá 19 tỷ USD, đó là lý do tại sao chính phủ bắt đầu áp dụng hạn ngạch. Vàng là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng thâm hụt thương mại lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vấn đề lớn khác là số vàng này nằm trong két sắt, trong tủ hoặc dưới nệm của các gia đình, bên ngoài mạch tài chính và không thể tính toán được theo thống kê. Đó là lý do tại sao, theo yêu cầu của chính phủ, các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm đã quảng bá “ngày vàng” của riêng mình. Trong ngày đó, tại một chi nhánh lân cận nhất định, họ nhận đồ trang sức, tiền vàng và tính chúng vào tài khoản tiết kiệm, có thể rút được bằng tiền mặt hoặc bằng vàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng 90% số vàng do phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ vẫn chưa lộ diện. Giá trị của số vàng này, theo một số ước tính, có thể vượt quá 200 tỷ USD (tương đương gần 1/4 GDP). Có lẽ đó là một trong những lời giải thích tại sao xã hội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sống sót qua những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng: cốt lõi của vấn đề là họ sở hữu một “lớp đệm” bằng vàng.