Đến năm 2018, tỉnh Lâm Đồng một lần nữa phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 08-3-2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh, bổ sung khoản 3 Điều Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 09-10-2018.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 09-10-2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì phần diện tích đất nêu trên (khu vực chốt CSGT) không thay đổi so với Quyết định 2692 được ban hành năm 2013.
Hàng ngàn khối đất tràn xuống QL 20, vùi lấp nhiều người và tài sản. Ảnh: VT
Như vậy, phần nhà chốt CSGT không thuộc phần diện tích quy hoạch 3 loại rừng.
Diện tích đất bị sạt trượt bao gồm một phần diện tích nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng và một phần diện tích nằm trong quy hoạch 3 loại rừng thuộc khoanh vùng quản lý miếu Ba Cô do bà Đặng Thị Lộc canh tác cây nông nghiệp ổn định từ trước năm 1985 đến nay.
Về diện tích khoảng 1 ha trồng sầu riêng, từ năm 1985 đến 2019, trên diện tích này bà Lộc đã trồng bơ, mít và một số loại cây ăn trái khác.
Đến năm 2019, do những loại cây nói trên kém năng suất nên bà Lộc đã chuyển sang trồng sầu riêng và giao cho một người đàn ông tên Bi trông coi, tưới và chăm sóc.
Trong diễn biến liên quan vụ sạt lở thương tâm khiến ba CSGT hy sinh và một người dân thiệt mạng, sáng 1-8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu huyện Đạ Huoai làm rõ các thông tin liên quan vườn sầu riêng phía sau lưng chốt CSGT đèo Bảo Lộc.
Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục dọn dẹp hiện trường. Ảnh: VT
Ngày 1-8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có chỉ đạo UBND huyện Đạ Huoai kiểm tra tính pháp lý vườn sầu riêng này. Cơ quan này yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.
Việc kiểm tra tính pháp lý của vườn sầu riêng nằm trong nội dung làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở đã được Công an huyện Đạ Huoai điều tra, làm rõ ngay từ khi vụ việc xảy ra.