- Vùng bắp chân bị căng tức hoặc có cảm giác mỏi chân.
- Vào ban đêm, người bệnh thường xuyên bị chuột rút hoặc có cảm giác kiến bò.
- Chân người bệnh, nhất là vùng mắt cá chân thường bị sưng hoặc ngứa.
- Viêm gân xanh ở da đùi, đầu gối hay mắt cá chân.
- Da chân bị đổi màu, nhiễm trùng phần mô mềm ở gần mắt cá chân.
Dựa vào các triệu chứng trên cùng với phương pháp siêu âm Doppler mạch máu, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ảnh minh họa
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không những làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những nguy hiểm khó lương. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách dễ dàng, chỉ cần thay đổi lối sống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chẳng hạn:
- Không nên mang giày cao gót để tránh việc dồn trọng lượng cơ thể xuống hai bàn chân, gây áp lực lên các tĩnh mạch chân, nên chọn những đôi giày gót thấp vừa phải, da mềm.
- Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát đặc biệt là ở chân, hông.
- Không nên ngồi xổm, đung đưa, vắt chéo chân gây cản trở máu lưu thông. Nên chọn ghế ngồi phù hợp, và kê cao chân khi nằm khoảng 20cm so với tim.
- Không nên ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, nên đi lại thường xuyên, giãn cơ để các tĩnh mạch không bị quá tải.
- Tập các bài tập nhẹ như chạy bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh... để nâng cao sức khỏe và có lợi cho hệ thống tĩnh mạch chân.
- Hạn chế tắm nước nóng hay xoa bóp dầu nóng tại vùng da bị bệnh vì sẽ làm các tĩnh mạch giãn nở to hơn, bệnh sẽ càng nặng hơn.
Cơ thể bị tác động ra sao nếu bạn thường xuyên đi giày cao gót?
Trao đổi với PV báo TT, bác sĩ CKII Trương Công Dũng - Hội Nội soi cơ xương khớp TP.HCM cho biết, một trong những ảnh hưởng dễ thấy nhất của việc đi giày cao gót với phần gót quá cao, quá nhọn và phần mũi giày bó hẹp là gây mất thăng bằng dẫn tới rất dễ bị trượt chân, té ngã và lật cổ chân.
Về lâu dài, việc đi loại giày này quá nhiều lần trong một tuần, đi lâu dài sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống các cơ ở chân như sự cân bằng giữa cơ trước và cơ sau. Vị trí dễ bị đau nhất nằm ở phần gót chân.
Khi các điểm chịu lực của bàn chân thay đổi, trình tự chịu lực cũng thay đổi trong một thời gian dài thì khả năng chịu lực tự nhiên của chân cũng không còn bình thường nữa.
Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ không dừng lại ở bàn chân mà còn tác động đến đầu gối, vùng lưng gây đau nhức do cơ bắp chân bị rút ngắn lại, dễ bị gai, cong lệch cột sống, dáng đi không bình thường, đẩy nhanh quá trình suy giãn tĩnh mạch.