Mánh khóe của những kẻ “móc” tiền bị hại trên không gian mạng dịp cuối năm

11/01/2024, 13:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những ngày cuối năm, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng lừa đảo qua mạng ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn mới mẻ, tinh vi nên khiến bị hại không một chút do dự khi chuyển tiền.

Cơ quan điều tra đọc lệnh khởi tố bị can đối với Phạm Trung Anh.

Qua trao đổi với cơ quan Công an, bị hại khai nhận, lâu nay chỉ liên lạc với những người thân đang định cư ở nước ngoài bằng tài khoản Zalo, chứ không liên lạc bằng điện thoại. Vì vậy, khi thấy Zalo đúng tên, đúng hình ảnh người thân ở nước ngoài mượn tiền thì bị hại tin tưởng là thật nên đã đồng ý chuyển tiền. Theo cơ quan điều tra, qua đấu tranh, Phan Huỳnh Quỳnh Như khai nhận, để có tiền tiêu xài cá nhân, trả nợ; đối tượng đã tìm hiểu được các phương thức thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội, mục tiêu nhắm tới là những người có tiền, gia đình có điều kiện kinh tế. Sau đó tìm hiểu thông tin, mối quan hệ của họ trên các tài khoản mạng xã hội như: Facebook, Zalo... rồi lên kế hoạch, xây dựng kịch bản lừa đảo. Nhận định người thân của bị hại thường xuyên liên lạc qua các tài khoản mạng xã hội nên đối tượng đã sử dụng nhiều sim rác, tạo nhiều tài khoản Zalo nhắn tin với bị hại để tạo lòng tin.

Quá trình điều tra xác minh, mặc dù đối tượng không thành khẩn khai báo, luôn tìm cách quanh co, tìm mọi lý lẽ để chối tội, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Tuy nhiên, bằng các biện pháp đấu tranh sắc bén và các tài liệu chứng cứ thu thập được, cuối cùng đối tượng đã thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền của bị hại trước đó. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Huỳnh Quỳnh Như. Được biết, số tiền hơn 800 triệu đồng sau khi chiếm đoạt của bị hại, đối tượng đã sử dụng để trả nợ vay lãi nặng. Hiện, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục phối hợp với phòng Cảnh sát hình sự để điều tra mở rộng.

Nhiều chủ cửa hàng điện thoại sập bẫy thiết bị Apple giá rẻ

Ngày 19/12, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt tạm giam Phạm Trung Anh (SN 1996, trú 23 Tản Đà, phường Hương Sơn, TP Huế, Thừa Thiên Huế) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện Anh sử dụng các tài khoản mạng xã hội Facebook “Ori Phạm”, “Trung Anh” thường xuyên đăng tải các bài viết rao bán các thiết bị điện tử nhãn hiệu Apple như: Iphone, Ipad, Macbook với giá thấp hơn giá thị trường trên các hội nhóm Facebook: “Mua bán điện thoại ở Huế”, “Gala sale in Huế”.

Nhận thấy thủ đoạn này thường được các đối tượng sử dụng trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành xác minh làm rõ phương thức thủ đoạn và đề xuất xác lập chuyên án đấu tranh. Ngay sau khi xác định đối tượng đang ở tại TP Hồ Chí Minh, Tổ công tác của Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an phường 1, Quận 8 (TP Hồ Chí Minh) tiến hành triệu tập Anh đến làm việc.

Mánh khóe của những kẻ “móc” tiền bị hại trên không gian mạng dịp cuối năm - 3

Phạm Trung Anh tại cơ quan Công an.

Quá trình đấu tranh, Anh khai nhận, do kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ nần số tiền hơn 1 tỷ đồng và mất khả năng chi trả nên đầu tháng 4/2023, đối tượng đăng tải trên mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng, giới thiệu nguồn hàng gồm các thiết bị điện tử của Apple như: Macbook, IPhone, IPad… giá rẻ hơn thị trường. Do có quen biết với quản lý các cửa hàng FPT, Thế giới di động nên đối tượng đã liên hệ và lấy hàng trong các đợt khuyến mãi và cung cấp hàng cho các khách hàng. Trong thời gian đầu, việc mua bán diễn ra bình thường.

Cho đến giữa tháng 5/2023, do áp lực từ các chủ nợ và không thể lấy nguồn hàng giá rẻ như trước đây, đối tượng nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác với hình thức tạo ra luồng tiền từ nhiều người mua hàng bằng cách hạ giá rẻ hơn giá đối tượng mua từ các cửa hàng. Cụ thể, mỗi sản phẩm Anh bán với giá thấp hơn giá mua hàng từ 1 - 1,5 triệu đồng. Mặc dù không có nguồn hàng từ cửa hàng Thế giới di động, FPT và còn nợ đơn hàng của nhiều khách hàng nhưng Anh vẫn tiếp tục đặt vấn đề chào bán thêm cho các bị hại khác để nhận trước tiền hàng nhưng không sử dụng để đặt mua hàng mà để trả các khoản nợ của cá nhân.

Qua điều tra ban đầu, chỉ tại địa bàn TP Huế, Công an xác định có 3 chủ cửa hàng điện thoại bị Anh lừa đảo chiếm đoạt gần 1,1 tỷ đồng, trong đó, bị hại bị lừa nhiều nhất là 550 triệu đồng. Một chủ cửa hàng điện thoại di động - nạn nhân của Phạm Trung Anh cho biết: Khi thấy đối tượng rao các thiết bị Apple trên mạng chính hãng giá rẻ hơn thị trường từ 1 -1,5 triệu đồng/sản phẩm, tôi đã đặt hàng gồm: Iphone 14 và 15, Ipad, Macboook với tổng số tiền 550 triệu đồng.

Theo yêu cầu của người bán hàng, tôi đã chuyển đủ số tiền 550 triệu đồng và cam kết sẽ nhận hàng sau 2 hôm. Số hàng này, tôi dự định mua về để bán tết vì nhận định nhu cầu người tiêu dùng dịp tết sẽ tăng cao. Nhưng không ngờ, sau khi chuyển tiền cả 3 tuần tôi vẫn không nhận được hàng. Lúc này, hỏi ra tôi mới biết mình đã bị sập bẫy lừa… Được biết, để có số tiền gần 1,1 tỷ đồng chuyển cho đối tượng Phạm Trung Anh đặt mua hàng, 3 chủ cửa hàng điện thoại di động đã phải vay mượn. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Trung Anh về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi các đối tượng liên quan.

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Thừa Thiên Huế khuyến cáo, thời điểm giáp tết Nguyên đán 2024, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng để hoạt động phạm tội tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi. Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh xử lý với các hoạt động liên quan Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân một số nội dung sau như: không chuyển tiền cho bất kỳ người nào qua mạng xã hội, mạng viễn thông khi chưa xác thực rõ thông tin; không nhấp, truy cập vào các đường link lạ; không đầu tư tiền ảo, đầu tư vào các sàn đầu tư tài chính trái phép hoặc các dự án không rõ nguồn gốc; không nên vay tiền từ các ứng dụng (app), website để tránh bị lừa đảo hoặc vay lãi nặng…

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/manh-khoe-cua-nhung-ke-moc-tien-bi-hai-tren-khong-gian-mang-dip-cuoi-nam-c51a1534732.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/manh-khoe-cua-nhung-ke-moc-tien-bi-hai-tren-khong-gian-mang-dip-cuoi-nam-c51a1534732.html
Bài liên quan
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Việc tạo dựng hệ sinh thái an toàn nhằm hỗ trợ học tập, tương tác cũng là cách giúp các em tránh xa những nội dung độc hại trên môi trường mạng...

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mánh khóe của những kẻ “móc” tiền bị hại trên không gian mạng dịp cuối năm