Mẹ già trên giường bệnh nhìn 3 con gái cãi nhau việc chăm mình

PV | 01/05/2023, 12:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mẹ già trên giường bệnh nhìn 3 con gái cãi nhau việc chăm mình. Sau hồi tranh cãi, 3 chị em bắt đầu moi móc tật xấu của nhau.

Mọi đứa trẻ sinh ra đều trong sáng và hoàn hảo. Khi một đứa trẻ ngày càng thiếu tôn trọng cha mẹ thì chính cha mẹ phải suy nghĩ lại về những sai lầm trong quá trình giáo dục của mình.

Khi con cái không kính trọng cha mẹ, thường là do 3 vấn đề này trong giáo dục gia đình:

1. Cha mẹ chiều con quá mức

Một cậu bé nổi giận, cắn vào tay, chân mẹ vì mẹ không chịu mua cho món đồ chơi yêu thích. Càng quát, cậu bé càng gào khóc ăn vạ, và cào, cắn mẹ nhiều hơn.

Vì sao con lại dám cắn cha mẹ? Chắc hẳn ai cũng hiểu chân lý này, đó là chính việc nuông chiều quá mức dẫn đến sự ương ngạnh, kiêu ngạo của con. Cha mẹ cần hiểu rằng, chiều chuộng quá mức là đang hại con. Cách nuôi dạy này nhìn bề ngoài thì là yêu thương nhưng thực chất rất bất lợi cho sự phát triển sau này của trẻ. Không hề nói quá khi cho rằng nó thậm chí sẽ phá hủy tương lai của trẻ.

Có một quan điểm nuôi dạy con từng được nhiều người đồng tình. Đó là khi con còn nhỏ, cha mẹ không được quá... coi trọng, không được để con có vị trí quá cao trong gia đình. Nếu không đến khi bạn về già, con sẽ không coi trọng bạn. Hiểu một cách đơn giản, cha mẹ đừng cho rằng con là nhất, mọi người, mọi việc trong nhà lúc nào cũng phải xoay quanh nhu cầu, sở thích của con.

Mẹ già ngồi trên giường bệnh đau đớn nhìn cảnh 3 con gái cãi nhau việc chăm mình mà không ngại xỉa xói, miệt thị nhau vì không ai muốn ở lại - 2

Ảnh minh họa: shutterstock

2. Cha mẹ thường xuyên bất hòa, không tôn trọng nhau

Cha mẹ đối xử với nhau như thế nào, con cái đều nhìn thấy rõ và ghi nhớ trong lòng. Nói về điều này, một nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng chia sẻ: "Đôi mắt của trẻ em là máy ảnh, và bộ não của chúng là máy ghi âm. Lời nói và việc làm của bạn sẽ khắc sâu vào trái tim chúng".

Những gì cha mẹ có thể cho con cái không chỉ là một gia đình hoàn chỉnh (có đầy đủ thành viên), mà còn phải là một gia đình trọn vẹn (nơi cha mẹ yêu thương, tôn trọng nhau và cùng góp ý để con cái phát triển lành mạnh).

3. Cha mẹ không tôn trọng con cái

Một cô gái từng trải qua chuyện rất đau lòng khi còn nhỏ. Trong một chuyến thăm họ hàng, khi trở về, bố cô gái vì mệt nên chở mẹ và các em về trước. Còn cô gái ở tạm nhà dì, chờ bố mẹ đón sau.

Tối đó, cô không may đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên và bị dây vết bẩn ra quần. Hôm sau, người dì đã kể lại với mẹ của cô gái. Thay vì được mẹ an ủi, cô lại bị mắng nhiều lời lẽ khó nghe. Cô không hiểu mình sai ở đâu, nhưng cũng không dám cãi vì cãi sẽ bị mẹ đánh. Sự tổn thương đến từ người thân thiết nhất khiến cô gái bị ám ảnh tâm lý.

Sau này trưởng thành, kết hôn, cô gặp được người chồng yêu thương mình hết mực. Nghĩ đến gia đình, cô lại chạnh lòng. Sự tồn tại của gia đình đối với cô không hề có cảm giác ấm áp, chỉ toàn là bạo lực và thờ ơ.

Thực tế, nhiều cha mẹ không hề tôn trọng con cái. Họ cho rằng, mình cho con cơm ăn, áo mặc, đi học tử tế thì đương nhiên con phải nghe lời. Còn những đứa trẻ, chúng thực sự rất đáng thương, không có nơi nào để trút nỗi đau và chỉ có thể giữ hết những cảm xúc tồi tệ trong lòng. Lâu dần, trẻ dần chán ghét gia đình, trái tim cũng khô cằn...

Theo (Gia đình & Xã hội)
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/me-gia-ngoi-tren-giuong-benh-dau-don-nhin-canh-3-con-gai-cai-nhau-viec-cham-minh-ma-khong-ngai-xia-xoi-miet-thi-nhau-vi-khong-ai-muon-o-lai-172230429165741482.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/me-gia-ngoi-tren-giuong-benh-dau-don-nhin-canh-3-con-gai-cai-nhau-viec-cham-minh-ma-khong-ngai-xia-xoi-miet-thi-nhau-vi-khong-ai-muon-o-lai-172230429165741482.htm
Bài liên quan
Cách dạy con tuổi dậy thì biết lắng nghe cha mẹ
Khi con cái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần tinh tế hơn trong cách nói chuyện với con mình, có như vậy trẻ mới chịu lắng nghe mình mình nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mẹ già trên giường bệnh nhìn 3 con gái cãi nhau việc chăm mình