Ví dụ: Khi nói chuyện cha mẹ phải để cho con cái nói hết, không được tự ý ngắt lời, không tùy ý bác bỏ suy nghĩ, ý kiến của con.
Cha mẹ phải để con cái thấy được sự chân thành của mình, đừng chiếu lệ hay lơ đễnh khi nói chuyện với con. Suy nghĩ của một đứa trẻ thực ra rất đơn giản, chúng chỉ muốn cha mẹ lắng nghe mình nói, công nhận hoặc đưa ra những lời khuyên thích hợp và động viên.
3. Hiểu con bằng sự đồng cảm
Cha mẹ phải học cách buông bỏ định kiến về thời kỳ nổi loạn, cố gắng hiểu ở góc độ của con mình, sau đó thể hiện sự đồng cảm. Những điều này có thể giúp cha mẹ hiểu con cái mình nhiều hơn.
Tất nhiên, nếu bạn thực sự không hiểu suy nghĩ của con cái cũng không sao. Trẻ có thế giới của riêng mình, nên cho phép chúng có không gian riêng, cha mẹ chỉ cần làm người hướng dẫn, ngăn chúng đi vào những con đường sai trái.
Ngoài ra, cha mẹ cũng luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ và khuyến khích con mình một cách nghiêm túc.
4. Chú ý đến việc lựa chọn chủ đề nói chuyện
Thông thường, bạn nói chuyện với con mình về chủ đề gì hằng ngày?
Nếu không có tiếng nói chung, hãy để con cái làm chủ cuộc trò chuyện, chỉ cần ngồi đó lắng nghe con mình nói về những điều vặt vãnh xảy ra trong cuộc sống của chúng.
Bạn cũng có thể tâm sự với con những điều phiền muộn, thể hiện sự quan tâm tới con mình, nhưng đừng than thở về những áp lực cuộc sống, khó khăn của người lớn ra sao.
Đặc biệt, ở tuổi dậy thì cha mẹ không nên nói quá nhiều về chuyện học của con mình. Cha mẹ nên hiểu rõ tính cách của con mình, trao đổi với giáo viên để nắm bắt được tình hình học tập của con, sau đó mới lựa lời nói chuyện.