“Tôi nghĩ đó là một trong những lý do khiến chúng ta phải chứng kiến cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở trẻ em”, bà Borba nói và khẳng định việc cha mẹ thể hiện sự lạc quan là điều quan trọng.
Việc dạy con cách nhìn tích cực sẽ giúp chúng xử lý những thử thách trong cuộc sống mà không đánh mất hy vọng. Đó là mối tương quan cao nhất với thành công.
"Một đứa trẻ nói 'Con sẽ tiếp tục làm nó' trái ngược hoàn toàn với việc chúng bi quan 'Tại sao con phải bận tâm và thử điều này", bà Borba nói.
Thái độ sống tích cực không phải tính cách xuất phát từ sự rèn luyện khi còn nhỏ. Ảnh: Verywellfamily. |
Theo vị chuyên gia, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc kiểm tra thói quen của chính mình. Ví dụ, hãy tắt tivi khi thấy bản thân bị cuốn vào những tin tức tiêu cực hoặc tự động viên bản thân phải suy nghĩ tích cực khi gặp khó khăn trong công việc. Điều đó giúp phụ huynh giảm thiểu căng thẳng - những thứ vô tình cũng ảnh hưởng đến con cái.
Tuy nhiên, suy nghĩ lạc quan không đồng nghĩa với việc sống thiếu thực tế hoặc mù quáng trước những vấn đề tiêu cực.
“Mục tiêu của chúng ta không phải là nuôi một Pollyanna (chỉ những người lạc quan quá mức - PV)", bà Borba khuyên cha mẹ nên trò chuyện cởi mở với con theo cách thừa nhận về những sự hỗn loạn sẽ xảy ra mà không thể hiện sự vô vọng.
Ngoài ra, phụ huynh có thể thúc đẩy sự lạc quan bằng cách thảo luận về những điều tích cực trong cuộc sống hàng ngày hoặc chia sẻ tin tức tốt lành từ khắp nơi trên thế giới.
Cuối cùng, bà Borba khuyên cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động thiện nguyện hoặc nhắc nhở chúng sẵn sàng giúp đỡ người khác để chúng thấy bản thân có thể tạo nên sự khác biệt.