Phương pháp dạy con học ít nhưng hiệu quả

01/03/2023, 01:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chỉ cần trẻ tuân thủ theo nguyên tắc này, điểm số của chúng sẽ nhanh chóng cải thiện, thời gian học ít nhưng hiệu quả gấp bội phần.

Trước tiên, cha mẹ hãy so sánh 2 phương pháp học đàn của 2 đứa trẻ khác nhau:

Đứa trẻ thứ 1: Tập đánh đành hơn 10 lần trong 1 ngày, tập 2 tiếng, chỉ ngừng tập khi hết giờ.

Đứa trẻ thứ 2: Chơi bản nhạc mới học trước sau đó đánh dấu các lỗi sai. Tiếp theo, chỉ chọn những chỗ dễ mắc lỗi nhất và luyện tập khắc phục. Nếu không mắc lỗi 3 lần liên tiếp sẽ chuyển sang lỗi sai tiếp theo. Trẻ chỉ tập 1 tiếng.

Sau 1 thời gian, đứa trẻ thứ 2 tiến bộ rất nhanh.

Cha mẹ áp dụng đúng phương pháp này, trẻ học ít nhưng cực kỳ hiệu quả - 1

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, nhiều cha mẹ bắt con mình phải học tập chăm chỉ mỗi này, gieo vào đầu con suy nghĩ “không thành công nếu không kiên trì luyện tập”. Thế nhưng, có nhiều đứa trẻ học hành rất chăm chỉ, lúc nào cũng thấy ngồi vào bàn học, nhưng càng cố gắng thì kết quả lại không như mong đợi, cuối cùng vì chán nản mà buông xuôi.

Phương pháp học hiệu quả: Thực hành có chủ ý.

Phương pháp này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, cha mẹ có thể tham khảo những điều dưới đây:

1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Khuyến khích con đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt.

Ví dụ: Mục tiêu hôm nay là khắc phục được 3 lỗi sai.

2. Mục tiêu phải nằm trong khả năng

Nếu mục tiêu quá khó, con bạn rất dễ bỏ cuộc. Đặt mục tiêu quá thấp thì trẻ dễ dàng vượt qua và chủ quan.

Ví dụ: Nếu một đứa trẻ tập bản nhạc quen thuộc nhiều lần, chúng sẽ bị đánh lừa rằng mình đã giỏi và chủ quan với những bản nhạc khó hơn. Điều này chỉ khiến chúng tập luyện tốn thời gian mà hiệu quả kém.

3. Phản hồi kịp thời và hiệu quả

Phạm sai lầm cũng không có gì đáng sợ nhưng điều khủng khiếp là trẻ cứ lặp lại nó một cách mù quáng mà không có sự suy ngẫm hay khắc phục.

Vì thế, điều cha mẹ cần giúp đỡ con mình là nhắc nhở chúng phải dừng ngay lại các phương pháp học không hiệu quả, thay đổi bằng cách phương pháp học mới, tập trung vào đúng chỗ mà trẻ đang yếu kém, sau đó từng bước khắc phục.

4. Duy trì sự tập trung cao độ khi học

Một trong những điều kiện tiên quyết để bước vào trạng thái tập trung là chọn làm những việc thú vị và có chút thử thách, để sau khi hoàn thành trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành tựu, kích thích chúng học tiếp.

Việc học hay luyện tập một cách có chủ ý giống như trò chơi, ý nghĩa của việc khắc phục các lỗi sai trước đó quan trọng hơn thời gian dành cho nó.

Bài liên quan
Vượt qua cảm giác đầu trống rỗng, dạ dày cồn cào khi thi cử
Nếu bạn cảm thấy đầu óc trống rỗng, dạ dày bắt đầu cồn cào và tim đập thình thịch khi đang làm bài thi, bạn có thể mắc chứng lo lắng thi cử.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương pháp dạy con học ít nhưng hiệu quả