Dạy con cách đối phó với nỗi sợ toán học

20/03/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nỗi sợ toán học xuất hiện ở khoảng 20% dân số. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều trẻ em có nỗi sợ này và cần sự giúp đỡ của phụ huynh.

Một số trẻ dễ bị hoảng loạn khi sắp có một bài thi toán. Ảnh: Unsplash.

Từ ngày 15/3, hơn một triệu học sinh Australia làm bài kiểm tra NAPLAN (bài kiểm tra đọc, viết, ngữ pháp và toán dành cho học sinh lớp 3, 5, 7, 9).

Đối với một số học sinh, đây chỉ là một phần bình thường của việc học. Nhưng đối với một số khác, viễn cảnh phải làm một bài kiểm tra Toán rất đáng sợ. Những học sinh này có thể đang sợ toán học.

Theo Ben Zunica, giáo viên dạy Toán cấp trung học, và Bronwyn Reid O'Connor, giảng viên Sư phạm Toán tại Đại học Sydney (Australia), nỗi sợ toán là cảm giác căng thẳng khi giải quyết các vấn đề toán học.

Nhiều người xuất hiện nỗi sợ này do trải nghiệm không tốt với môn Toán, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực về khả năng học toán cũng như hành động trốn tránh môn Toán cũng như các bài kiểm tra môn này.

Nỗi sợ toán có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bắt đầu bộc lộ khi trẻ lên 5.

Theo giáo sư Sư phạm Toán Jo Boaler của Đại học Stanford (Mỹ), tính đến năm 2012, 50% người trưởng thành có nỗi sợ toán học. Cơ quan quản lý giáo dục bang Victoria (Australia) lại đưa ra tỷ lệ thấp hơn, khoảng 6-17%. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu học thuật, tỷ lệ trung bình những người sợ toán chiếm xấp xỉ 20%.

Con số này cho thấy có thể có hàng nghìn trẻ em sẽ sợ hãi bài kiểm tra Toán trong kỳ thi NAPLAN sắp tới. ABC gợi ý cho phụ huynh 3 cách giúp con giảm nỗi sợ này.

Tập trung vào những thế mạnh để xây dựng sự tự tin

Hầu hết trẻ em đều muốn giỏi toán. Lúc nhỏ, chúng muốn giỏi toán để chiều lòng những người xung quanh. Khi lớn lên, chúng biết toán học quan trọng với cuộc sống sau này.

Tuy mong muốn là vậy, nhiều học sinh liên tục nhận được phản hồi tiêu cực về khả năng toán học của mình qua việc so sánh bản thân với người khác.

Để trẻ giảm lo lắng, điều quan trọng là phụ huynh cần tập trung vào mặt tích cực, cho con thấy những điểm mạnh của chúng trong môn Toán như hình học hay tính nhẩm.

noi so mon toan anh 1
Phụ huynh nên là người chỉ ra các điểm mạnh của con và khích lệ chúng phát triển ưu điểm của mình. Ảnh: iStock.

Một cách để chứng minh điều này là thiết kế bảng theo dõi điểm số môn Toán của con trong thời gian dài và so sánh các điểm mạnh để giúp con tăng sự tự tin học Toán.

Tránh nhắc về kỳ thi quá nhiều

Nỗi sợ toán và kỳ thi toán của trẻ sẽ trở nên trầm trọng hơn khi xung quanh bé có quá nhiều người nhấn mạnh tầm quan trọng của toán học. Vì vậy, phụ huynh nên trấn an con trẻ rằng sẽ không ai phán xét về điểm số hay sự thể hiện của chúng trong kỳ thi.

Tại trường, mọi người nói quá nhiều về kỳ thi trước khi nó diễn khiến trẻ bị quá tải. Phụ huynh chỉ nên thảo luận với con mình về kỳ thi khi trẻ đã và đang ôn tập.

Đồng hành cùng con

Học cùng con cũng là một cách thể hiện sự quan tâm của phụ huynh đến con trẻ. Nhiều trẻ đang trong độ tuổi dậy thì có thể không sẵn sàng khi cha mẹ lần đầu tiên đề nghị học cùng. Tuy nhiên, phụ huynh nên kiên nhẫn giải thích với chúng rằng bạn sẽ ở đó nếu con cần và sẽ không tìm cách phán xét con.

Cách tiếp cận này cho đứa trẻ thấy rằng cha mẹ đang cố gắng gắn bó với việc học của mình. Nhờ đó, chúng tích cực học hơn.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên thử trò chuyện tích cực với con về toán học và ứng dụng của chúng trong đời thường như mua hàng làm sao có lời nhất hay tính toán kích thước phòng để sắp xếp đồ đạc hợp lý. Điều này có thể giúp trẻ loại bỏ dần thái độ tiêu cực hay cái nhìn rập khuôn về môn Toán.

Bài liên quan
Nỗi sợ hãi về căn bệnh 'ngày thứ 8'
(GDTĐ) - Uốn ván từng là căn bệnh tàn khốc và có tên gọi là căn bệnh ngày thứ 8. Lý do bởi triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau tuần đầu tiên hoặc ở ngày thứ 8.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy con cách đối phó với nỗi sợ toán học