Ngoài ra, cũng lưu ý tránh đề cập chuyện này với con trước khi đi ngủ, trên đường đến trường hoặc ngay trước khi bạn hay đối tác đi làm.
Ảnh minh hoạ
Không gây áp lực cho con
Theo Knowmore, bất kể ai khởi xướng việc chia tay cũng cần xác định rõ phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp tin tức cho con. Vì vậy, việc đề ra một số nguyên tắc cơ bản trước khi đưa con vào câu chuyện là điều cần thiết.
Hãy chuẩn bị sẵn những gì bạn sẽ nói với con. Luôn nhớ tránh đổ lỗi cho nhau để cuộc trò chuyện không đi đến căng thẳng và tuyệt đối không gây áp lực với con trong việc lựa chọn "về với bên nào".
Nếu cả hai không thể cùng tham gia vào cuộc trò chuyện với con, cần lên lịch cụ thể để có buổi gặp riêng, nhưng phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy tắc tương tự đã đặt ra.
Suy nghĩ như một đứa trẻ
Những gì bạn nói và những gì con nghe, con hiểu có thể không giống nhau.
Hầu hết trẻ em (và rất nhiều những người lớn) thường tự trách mình là nguyên nhân dẫn tới việc ly hôn. Nhưng thật ra, điều quan trọng là khi thấy không thể sống chung với nhau nữa, cách hay nhất là chia tay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, "ăn" hay "thua" nằm ở cách mà bạn nói với con như thế nào về chuyện này, theo Knowmore.
Hãy giúp con hiểu rằng, chuyện bố mẹ chia tay là do nhiều yếu tố, nhưng bố mẹ sẽ làm hết mọi cách để cuộc sống của con không bị ảnh hưởng.
Luôn trấn an con rằng mặc dù bố mẹ sẽ không thể sống chung với nhau nhưng bố mẹ không bao giờ ngừng yêu con và sẽ luôn dành nhiều thời gian cho con…
Duy trì thói quen
Nói một cách khác, dù bố mẹ có chia tay thì cũng lưu ý hạn chế tối đa việc xáo trộn lịch trình sinh hoạt và học tập của con.
Nếu có thể vẫn tiếp tục cho con theo học trường mà con đang học, khuyến khích con duy trì mối quan hệ với bạn bè cũ, động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa sau giờ học chính…