Muốn học nhanh nhớ lâu chúng ta cần kết hợp giữa nghỉ ngơi và học tập. Bộ não của chúng ta chỉ có giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin. Việc ép buộc học tập ghi nhớ kiến thức sẽ làm phản tác dụng. Bạn không thể liên tục tiếp thu kiến thức mà không nghỉ.
Đặc biệt thời gian học tập quá 50 phút sẽ khiến cho cho não bộ bị căng thẳng. Cùng với cơ thể mệt mỏi không tập trung khó có thể ghi nhớ. Vì vậy bạn cần phải lập thời gian biểu học tập cụ thể chi tiết. Có sự kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Chỉ học tập tập trung khoảng 40 phút sau đó thư giãn nghỉ ngơi 10 phút. Trong 10 phút này bạn có thể ghi lại những kiến thức cần phải nhớ lâu. Nghe một bản nhạc thư giãn, hoạt động vận động cơ thể ….
Học đi đôi với hành
Để trợ giúp việc học những môn học mang tính thực nghiệm nhiều như vật lý, hóa học. Muốn nhớ được học thuộc công thức hóa học bạn nên đến phòng thí nghiệm và sử dụng công thức đó nhiều lần. Cũng như muốn học thuộc công thức Vật Lý hãy áp dụng những công thức đó đó trong cuộc sống.
Để nhớ được môn Lịch sử. Bạn hãy đi xem những phim tài liệu, hình ảnh hay hiện vật, các di tích có liên quan để thấu hiểu được nội dung bài học lịch sử. Nhất là khi bạn học thuộc lịch sử Việt Nam hãy sử dụng cảm xúc vào tìm hiểu sâu bên trong tâm trạng của những những vị anh hùng đã hi sinh tất cả vì cuộc kháng chiến cứu nước.
Thí sinh nên bắt đầu mỗi ngày với việc ôn lại kiến thức đã học hôm trước và học bài/môn mới với nội dung sở trường, từ dễ đến khó, tránh tâm lý “khó quá muốn bỏ qua”.
Đặc biệt, các em nên ưu tiên học nhóm, trao đổi cùng nhau sẽ tiếp thu được cách học tập của bạn bè. Giảng lại cho bạn môn mình học tốt sẽ là cách củng cố kiến thức rất tốt. Việc áp dụng nguyên tắc “học đến đâu chắc đến đó”, không học lướt, học nhồi nhét máy móc, cũng rất quan trọng.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Ngoài ra quá trình ôn thi căng thẳng, não bộ hoạt động nhiều, để việc ôn thi đạt hiệu quả thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, nên có chế độ ăn thích hợp mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều đạm. Trong bữa ăn phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Cha mẹ nên cho sĩ tử nên ăn nhiều ngũ cốc vào buổi tối để giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc hơn. Bổ sung thêm các axit béo omega 3, omega 6 có trong các loại cá béo, trong các hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè và dầu thực vật. Các loại thực phẩm giàu chất sắt có nhiều trong gan, thịt, trứng, cá, rau xanh sẽ giúp sĩ tử không bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt từ nguồn thức ăn động vật sẽ hấp thu tốt hơn thực vật. Cùng với đó, nên bổ sung vitamin C từ trái cây như bưởi, cam…
Tránh xa những loại đồ uống có chất kích thích
Để bảo đảm sức khỏe và tiếp thu tốt bài vở, cần ngủ đủ ít nhất từ 6 - 7h/ngày. Ảnh minh họa
Để có nhiều thời gian ôn thi, nhiều sĩ tử uống trà, cà phê, nước tăng lực với mong muốn giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng chất kích thích chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không có lợi cho trí nhớ. Chưa kể, các chất này còn làm tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, mất ngủ, nhức đầu, có hại cho não và hạn chế quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể.
Trong giai đoạn nước rút cho kỳ thi quan trọng sắp tới, cũng không ít sĩ tử lo lắng “cày ngày, cày đêm” để học bài mà không biết rằng việc thức đêm triền miên, ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng não luôn bị kích thích làm việc liên tục. Hơn nữa còn có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, khả năng tiếp thu bài vở sẽ giảm dần, dễ bị “đuối sức” trước các kỳ thi.
Để bảo đảm sức khỏe và tiếp thu tốt bài vở, cần ngủ đủ ít nhất từ 6 - 7h/ngày; nên duy trì thói quen ngủ trưa, ít nhất là 30 phút; không nên thức quá khuya.
Bên cạnh đó, các sĩ tử cần dành một khoảng thời gian nhất định để tập thể dục, thể thao nhằm cân bằng giữa hoạt động trí óc và hoạt động thể lực.