'Mỏi mắt' tìm sinh viên cho ngành truyền thống

Minh Phong | 09/04/2023, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ nhiều năm nay, dù “khát” nhân lực nhưng một số ngành khoa học cơ bản, truyền thống vẫn khó tuyển sinh.

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) - cho biết, từ năm học 2022 - 2023, mỗi năm, đơn vị dành 45 suất học bổng cho 9 ngành khoa học cơ bản, gồm: Văn học, Lịch sử, Triết học, Hán Nôm, Tôn giáo học, Chính trị học, Nhân học, Việt Nam học, Ngôn ngữ học. Mỗi suất học bổng trị giá 50 triệu đồng/năm cùng nhiều ưu đãi, hỗ trợ khác trong học tập. Với chính sách này, hy vọng sẽ thu hút đông đảo thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành này trong mùa tuyển sinh năm nay.

Về chính sách vĩ mô, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế “đặt hàng” đào tạo với các trường đại học. “Chúng ta cần có đơn đặt hàng cho ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và cần nhiều lao động để phát triển trong thời gian tới. Đây cũng là giải pháp nhằm khuyến khích, đồng hành với các cơ sở giáo dục đại học, để nhà trường yên tâm đào tạo những ngành “khát” nhân lực nhưng khó tuyển sinh” - PGS.TS Nguyễn Phú Khánh trao đổi.

Ở góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa - nhấn mạnh, muốn cải thiện kết quả tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nhóm ngành đào tạo truyền thống, việc cần làm là hướng nghiệp sớm cho học sinh. Bởi đây là ngành đòi hỏi tư duy, học sinh cần được làm quen sớm. Nếu chờ đến lớp 12 mới tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp sẽ khó để thu hút học sinh đăng ký xét tuyển vào những ngành này.

GS.TS Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh, cần thực hiện cơ chế “đặt hàng” và hỗ trợ thêm cho ngành khoa học cơ bản, truyền thống thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sinh viên học những ngành này chủ yếu xuất phát từ vùng nông thôn nên điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Vì thế, nếu các em học chương trình chất lượng cao cần đầu tư và có thực hành, thực tập nhiều hơn. Vì thế, nếu để sinh viên phải trả học phí nhiều và không có chính sách “đặt hàng”, vô hình trung trở thành rào cản để thu hút học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu ở những ngành nghề này.

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Anh Tài - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT) - thông tin: Bộ đề xuất xây dựng đề án với cơ chế đặc thù cho sinh viên đăng ký học các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (miễn giảm học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên theo học). Trước mắt, có thể mở rộng cho sinh viên học các ngành nông nghiệp sống ở nông thôn, miền núi, vùng biên giới, hải đảo, điều kiện khó khăn.

Nhấn mạnh, các trường đại học, trường phổ thông và xã hội cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp để các em hiểu rõ về ngành rất cần cho sự phát triển lâu dài của đất nước, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị, Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ cho các ngành quan trọng thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản… nhằm giảm bớt khó khăn cho sinh viên. Từ đó, tạo sự cân đối trong việc phát triển ngành nghề, đặc biệt là ngành thiết yếu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, các cơ sở giáo dục đại học cũng phải nỗ lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để thu hút thí sinh vào học ngành khoa học cơ bản.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/moi-mat-tim-sinh-vien-cho-nganh-truyen-thong-post633074.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/moi-mat-tim-sinh-vien-cho-nganh-truyen-thong-post633074.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Mỏi mắt' tìm sinh viên cho ngành truyền thống