Vậy làm sao để khiến cho một cuộc cãi vã giữa cha mẹ - con cái từ tiêu cực chuyển sang tích cực? Hãy nhớ rõ 3 bước sau:
Nhiều cuộc cãi vã bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt rồi ngày càng trở nên bạo lực hơn. Những cuộc cãi vã tích cực phải dựa trên cảm xúc hòa bình. Vì vậy, khi cảm xúc khó kiểm soát, chúng ta có thể "nhấn nút" tạm dừng kịp thời để chuyển hướng sự chú ý và làm việc khác.
Hãy nhớ rằng, việc chúng ta cãi nhau chỉ là vấn đề, mục đích của việc cãi vã cũng là để con cái hiểu đúng sai, sửa chữa hành vi và tìm cách giải quyết. Vì vậy, đừng xen lẫn những cảm xúc khác vào cuộc cãi vã, chứ đừng nói đến việc gán mác cho trẻ, thậm chí tiến hành công kích cá nhân.
Sau mỗi lần cãi nhau, hãy nhớ nói với con: Cãi nhau là chuyện bình thường, nhưng việc chúng ta cãi nhau chỉ là vấn đề ngay lúc này thôi, dù thế nào đi chăng nữa, cha mẹ vẫn yêu con.
Trên đời không có gia đình nào mà không cãi vã, không có mối quan hệ cha mẹ con cái nào mà chưa từng cãi vã. Tranh cãi không phải là điều xấu, cũng không có nghĩa chúng ta là những bậc cha mẹ thất bại.
Cãi vã là một kiểu giải tỏa cảm xúc của cha mẹ và là sự trưởng thành của con cái.
Thay vì mù quáng trốn tránh những cuộc cãi vã và kìm nén cảm xúc, tốt hơn hết cha mẹ nên bày tỏ suy nghĩ của mình và chủ động đối mặt với những cuộc cãi vã với con cái. Thông qua những cảm xúc chân thực, cha mẹ cùng con chữa lành và xây dựng tổ ấm gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy trân trọng khi còn bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình khi tranh cãi, vì điều đó có nghĩa là chúng đã thực sự trưởng thành.