Đậu đen rất giàu protein, với 7g protein trong một khẩu phần nửa chén. Nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn. Đậu đen rất giàu carbohydrate và là nguồn chất xơ tuyệt vời (4g chất xơ/100g) (gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan). Đậu đen rất ít chất béo và hầu hết là chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Một nửa chén đậu đen có 90mg axit béo omega-3 và 108mg axit béo omega-6.
Ngoài ra, đậu đen còn chứa nhiều folate, vitamin B1, mangan và magie. Trong 100g đậu đen có 6,1mg sắt. Khuyến nghị của "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, 2020-2025" khuyên mỗi người nên ăn 3 chén đậu đỗ (740g) mỗi tuần.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh đậu đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư do chất flavonoid trong vỏ hạt của chúng. Flavonoid về cơ bản là các sắc tố dinh dưỡng thực vật tạo màu, chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể để chống lại bệnh tật và các gốc tự do.
Bằng cách cho một ít hạt đậu vào các món ăn như salad, nước sốt và mì ống, ngay cả những người kén ăn nhất cũng có thể nhận được những lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh những món ăn với đậu đã phổ biến trong thực đơn hàng ngày của người Việt, hãy thử thêm những cách thức chế biến đậu mới mẻ dưới đây.
Món ăn ngon từ hạt đậu là những món rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Từ những loại hạt đậu khác nhau, người ta có thể chế biến rất nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn từ xôi đậu, cháo đậu, các loại bánh nhân đậu... Hơn thế những chất dinh dưỡng có trong hạt đậu đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: làm giảm lùi nhiều bệnh, tăng cường sức đề kháng,…
Các bà nội trợ chỉ quan tâm đến hương vị, nhưng khi nấu ăn cùng gia đình, màu sắc và hình dạng món ăn mới là điều quan trọng. Để thuyết phục trẻ ăn nhiều đậu hơn, việc chọn nhiều loại như đậu gà và đậu đen có thể khiến bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Đậu gà giữ được hình dạng tốt và thậm chí có thể rang để có độ giòn, điều này giúp tạo "thiện cảm" với những người không thích ăn những món đậu mềm, nhão.