Ngăn ngừa táo bón
Như chúng ta đã biết, nước dừa có đặc điểm là thanh mát, giải nhiệt, tác dụng nhuận trường và phòng ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.
Một ngày nên uống bao nhiêu nước dừa?
Theo ý kiến của bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa khám bệnh & Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, nước dừa có thành phần chính chiếm tới 95% là nước cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác như nito, acid phosphoric, kali, canxi, magie, sắt.
Nước dừa có thể sử dụng như oresol để bù nước, bù khoáng cho người bị ốm, mệt mỏi cũng như đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác.
Dù nước dừa được xem là thứ nước giải khát cao cấp nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1 đến 2 quả dừa và không nên duy trì việc uống nước dừa mỗi ngày thường xuyên. Lý do, mỗi quả dừa cung cấp khoảng 70 - 80 Kcal nên nếu uống hàng ngày dễ gây tình trạng thừa cân, rối loạn nhịp tim.
Bài đăng trên báo Dân trí chia sẻ ý kiến của TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: "Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này”.
Nước dừa cũng có hàm lượng đường khá cao, nên nếu đã uống nước dừa thì bạn cũng cần hạn chế ăn các loại hoa quả ngọt, đồ uống có đường khác.
Uống nhiều nước dừa dễ gây chứng đầy bụng, khó chịu ở một số người. Nếu quá lạm dụng có thể khiến nồng độ kali trong máu trở nên quá cao, dẫn đến các vấn đề về thận và tim mạch. Hầu hết các bác sĩ tiết niệu khuyên bạn nên uống nước dừa xen kẽ mỗi ngày.