Một số nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả khi cha mẹ dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Hà Minh | 09/12/2023, 06:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Khi con trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, chúng sẽ tự tin trong cuộc sống, biết cách tránh xa các mối nguy hiểm và hoạt động trong môi trường an toàn, lành mạnh.

picture1.png
Một số nguyên tắc dễ áp dụng khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Ảnh minh hoạ.

Thường xuyên trao đổi và trò chuyện với trẻ

Điều này giúp kéo gần khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, tạo dựng niềm tin. Đây cũng là tiền đề giúp bố mẹ nắm rõ được các vấn đề mà con đang gặp phải.

Thay vì sử dụng những bài học khô khan, bố mẹ hãy chọn cách nói chuyện và tâm sự với con. Điều này giúp con dễ dàng hiểu và ghi nhớ mong muốn của cha mẹ, hơn là nhận yêu cầu một chiều từ bố mẹ. Việc tạo ra môi trường trò chuyện sẽ giúp cha mẹ xây dựng mối quan hệ bạn bè với con, giúp trẻ dễ dàng mở lòng và chia sẻ những câu chuyện thầm kín với bố mẹ hơn, thay vì chia sẻ với các bạn đồng trang lứa.

Nên giải thích vấn đề rõ ràng khi trẻ phạm sai lầm

Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ thường có xu hướng quát mắng không nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Thay vì vậy, bố mẹ nên đặt mình vào tình huống của trẻ, để hiểu và tìm cách giải quyết hợp lý nhất.

Hãy tránh quát mắng trẻ khi trẻ sai. Đây là một lỗi thường gặp của nhiều phụ huynh khi dạy con. Khi trẻ làm sai, quát mắng sẽ không giúp trẻ giải quyết vấn đề và học từ sai lầm, mà chỉ khiến trẻ sợ hãi và tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con.

Thay vào đó, hãy chỉ dạy trẻ cách phân tích nguyên nhân và kết quả.

Bởi trẻ thường thích thể hiện bản thân, tư duy bắt đầu phát triển mạnh hơn. Và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và mong muốn tỏa sáng cá nhân của mình, do đó thường mắc phải nhiều lỗi không đáng có. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con biết nguyên tắc này càng sớm càng tốt. Từ đó, trẻ sẽ có nhận thức tốt hơn trước khi hành động.

Cùng đóng kịch với con, hoặc khéo léo đặt ra tình huống giả định để trẻ hiểu rõ hơn tình huống thực tế. Theo các nhà khoa học, trẻ chỉ hiểu được 10% những thông tin nghe được, 40% những gì trẻ nhìn, 60% những gì trẻ thường xuyên nói và 90% những gì trẻ vừa nói vừa làm. Chính vì thế, hãy cùng trẻ "tập rượt" hết những tình huống bảo vệ bản thân thực tế mà trẻ có nguy cơ gặp phải.

Đưa ra nguyên tắc được phép - không được phép, an toàn - không an toàn

Đây là một trong những nguyên tắc đơn giản cha mẹ cần dạy con. Để thực hiện, bố mẹ cần làm gương cho trẻ noi theo. Với mỗi nguyên tắc, bố mẹ sẽ có những mức thưởng - phạt rõ ràng nhằm tạo niềm tin trong trẻ và giải thích rõ ràng với con cái vì sao cần làm vậy.

quy-tac.jpg

2 quy tắc vàng phòng chống xâm hại

Dưới đây là một số quy tắc vàng giúp phòng tránh xâm hại trẻ em mà bố mẹ có thể tham khảo.

Quy tắc thứ nhất: Quy tắc bàn tay

Để hạn chế khả năng trẻ bị xâm hại, bố mẹ cần dạy cho bé quy tắc bài tay trong giao tiếp, cụ thể là:

Ngón tay cái (Ôm hôn): Đây là hành động chỉ những người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột mới dùng.

Ngón tay trỏ (Khoác tay hoặc nắm tay): Đây là hành động với thầy cô, bạn bè, họ hàng.

Ngón tay giữa (Bắt tay): Khi gặp người quen của trẻ.

Ngón áp út (Vẫy tay): Nếu trẻ gặp người lạ.

Ngón tay út (Xua tay): Để phòng tránh xâm hại trẻ em, bố mẹ hãy dạy bé cách xua tay và không được tiếp xúc nếu không cần thiết.

Quy tắc thứ hai: Quy tắc 4 vòng tròn

Đây là quy tắc thể hiện rõ mối quan hệ, mức độ hành vi được làm và không được làm với trẻ. Phụ huynh cần dạy cho bé biết giữ khoảng cách và ứng xử một cách lịch sự.

Vòng tròn màu xanh dương ở giữa thể hiện cho bố mẹ đẻ. Là những người sinh thành, chăm sóc và dạy dỗ bé, vì thế được phép chạm vào một số bộ phận trên cơ thể bé, ngoại trừ khu vực nhạy cảm.

Vòng tròn màu xanh lam đại diện cho người nhà là ông bà, anh chị em… Là những người chỉ được cầm tay của con, hạn chế chạm vào những bộ phận khác.

Vòng tròn màu xanh đen tượng trưng cho hàng xóm, bạn bè… Với những đối tượng này chỉ nên cho con bắt tay khi được yêu cầu. Tuyệt đối không cho chạm vào bất cứ bộ phận nào khác.

Vòng tròn màu đỏ, đây là khu vực dành cho người lạ. Cần dặn trẻ tuyệt đối không được đến gần, cần xua tay khi cảm thấy đứng quá gần mình và có thể chạy trốn nếu cần thiết.


Khi phát hiện đối tượng xâm hại trẻ em, cần nhanh chóng cung cấp thông tin đến: Đường dây nóng Cảnh sát 113; Trung tâm Công tác xã hội trẻ em các tỉnh/thành phố; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các quận/huyện; Công an các xã, phường, thị trấn gần nhất; Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam.

Bài liên quan
Kỹ năng ứng xử sư phạm tốt giúp giải quyết những mâu thuẫn giữa thầy - trò
Nếu giáo viên được trang bị nhiều kỹ năng ứng xử sư phạm sẽ giúp giải quyết được những mâu thuẫn giữa thầy - trò, học sinh - học sinh từ sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả khi cha mẹ dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân