Một thói quen xấu của cha mẹ liên quan mật thiết đến cuộc sống khó khăn, túng quẫn của con sau này?

25/02/2024, 06:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tương lai của một đứa trẻ ra sao phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình.

Chúng sẽ cảm thấy tội lỗi khi tiêu tiền và có xu hướng tích trữ tiền bằng mọi giá để có cảm giác an toàn. Có trường hợp, những đứa trẻ này lớn lên thành người chăm chỉ làm việc kiếm tiền, thậm chí hy sinh thời gian cho gia đình, chìm đắm trong ham muốn tiền bạc nhưng họ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn.

Kiểu giáo dục

Kiểu giáo dục "than nghèo" của cha mẹ có thể dễ dàng khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn về vật chất. Nếu bạn không có được nó khi còn nhỏ, bạn sẽ cảm thấy mình rất cần nó khi lớn lên. Ảnh minh họa

Peng Kaiping, giáo sư Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cũng từng nói "Nói với con cái gia đình mình nghèo, đồng nghĩa với việc đang gieo rắc cảm giác thiếu thốn". Cảm giác này khó có thể được loại bỏ chỉ bằng sự sung túc về vật chất.

Nghèo đói không phải là thứ gây hại lớn nhất cho trẻ em. Nhưng cảm xúc tự trách, tội lỗi bắt nguồn từ cách thể hiện sai lầm của cha mẹ có thể hủy hoại tâm hồn trẻ thơ.

Bởi vậy, việc cha mẹ thường xuyên "than nghèo kể khổ" sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của con cái, không chỉ mối quan hệ của chúng với tiền bạc mà còn cả mối quan hệ với thế giới sau này.

Thay vì than nghèo kể khổ hãy trang bị cho con hiểu biết về cách chi tiêu tiềnĐáp ứng một cách trung thực nhu cầu của con

Khi trẻ nói ra nhu cầu của bản thân, mong muốn của trẻ có được đáp ứng hay không còn tùy thuộc vào khả năng và sự sẵn lòng của cha mẹ.

Nếu cha mẹ có khả năng và sẵn sàng thì hãy vui vẻ làm hài lòng con cái thay vì nói những câu như "Đôi giày này bằng nửa tháng lương của mẹ, con phải biết hài lòng với những gì mình có."

Nếu không, dù có vẻ như bạn đã làm con hài lòng nhưng đó vẫn là tình yêu có điều kiện.

Nếu cha mẹ không có khả năng, hãy nói thật với con cái. Bạn có thể nói với con: "Không phải là bố mẹ không muốn mua cho con, chỉ là tạm thời bố mẹ không có khả năng."

Bạn cần cho con hiểu rằng dù dù nhu cầu của con không được đáp ứng thì đó cũng không phải lỗi của con và con vẫn có thể sống một cuộc sống sung túc nhờ sự nỗ lực của chính mình trong tương lai.

Kiểu giáo dục

Kiểu giáo dục "than nghèo" không chỉ ảnh hưởng đến quan điểm của trẻ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến cách trẻ hòa hợp với thế giới. Ảnh minh họa

Hãy để trẻ tin rằng chúng xứng đáng

Một tổng biên tập từng chia sẻ kinh nghiệm khi nói chuyện tiền bạc với con gái mình. Anh sẽ thảo luận với con mức độ yêu thích một đồ vật nào đó trên thang điểm từ 1-10.

Bằng cách này, anh đã đặt một cây thước vào nội tâm của con gái mình và cho con biết mình thích những gì. Và nếu trong tay số tiền có hạn, con nên chọn cách tiết kiệm để mua những thứ mình rất yêu thích thay vì tiêu số tiền đó để mua những thứ mình không thích lắm.

Trên thực tế, anh đang gửi một thông điệp tới con gái mình, đó là "Con xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp".

Hình thức giáo dục này có thể nuôi dưỡng quan điểm lành mạnh của trẻ về tiền bạc tốt hơn. Trẻ từ đó có thể học được cách kiểm tra sở thích và nhu cầu của bản thân trước khi tiêu tiền, thay vì chi tiêu một cách mù quáng.

Cho trẻ hiểu sức mạnh và hạn chế của đồng tiền

Càng lớn, trẻ càng hiểu được một điều rằng tiền có thể mua được nhiều thứ như kẹo, cặp sách hay máy chơi game, trẻ đồng thời cũng rất dễ rơi vào tình trạng bị so sánh về mặt vật chất với các bạn cùng trang lứa.

Lúc này, cha mẹ không nên phủ nhận tiền là xấu mà nên thừa nhận sức mạnh của đồng tiền trước mặt con. Trẻ sẽ học được rằng tiền có thể mang lại những thứ vật chất tốt hơn và việc muốn giàu có là điều bình thường.

Nhưng con cũng không cần thiết phải cảm thấy tự ti vì "nghèo", bởi ai cũng có khả năng trở nên giàu có nhờ nỗ lực của chính mình.

Cha mẹ đồng thời cũng nên cho con hiểu rằng có một số thứ mà tiền không thể mua được, chẳng hạn như sự bầu bạn của cha mẹ và một cơ thể khỏe mạnh. Lúc này, tiền bạc chỉ là công cụ, thực ra con cái đã có một thứ quý giá hơn đó là tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ.

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/mot-thoi-quen-xau-cua-cha-me-lien-quan-mat-thiet-den-cuoc-song-kho-khan-tung-quan-cua-con-sau-nay-c216a1546121.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/mot-thoi-quen-xau-cua-cha-me-lien-quan-mat-thiet-den-cuoc-song-kho-khan-tung-quan-cua-con-sau-nay-c216a1546121.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một thói quen xấu của cha mẹ liên quan mật thiết đến cuộc sống khó khăn, túng quẫn của con sau này?