Hiện nhiều GV của nhà trường cũng đang tận dụng khoảng thời gian nghỉ hè, trau dồi thêm các phương pháp giảng dạy để đáp ứng tốt yêu cầu của Chương trình mới.
Tăng cường Tiếng Việt trước thềm năm học mới
Đây là công việc của nhiều Trường Mầm non trên địa bàn huyện Mường Lát (Thanh Hóa) trước thềm năm học mới.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức họp hội đồng chọn SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10. |
Bà Vũ Thị Lâm, cán bộ phụ trách bậc học Mầm non (Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát) cho biết, công tác tăng cường Tiếng Việt cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 có vai trò rất quan trọng. Bởi, nếu trẻ không biết Tiếng Việt sẽ gây khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức, từ đó gây ra hệ lụy bất đồng ngôn ngữ giữa thầy và trò.
Tại huyện Mường Lát, công tác tăng cường Tiếng Việt cho trẻ được các trường triển khai từ tháng 8 đến hết năm học. Ngay từ tháng 8, Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn, phổ biến nội dung mới. Sau đó, các trường sẽ phổ biến lại nội dung, tổ chức đón trẻ, làm quen với Tiếng Việt trước khi khai giảng năm học mới.
Đối với Trường Mầm non Nhi Sơn (Mường Lát) công tác tăng cường Tiếng Việt cho trẻ được thực hiện từ tháng 8 và duy trì xuyên suốt năm học. Theo cô Tống Thị Ninh – Hiệu trưởng nhà trường, đặc thù của Trường Mầm non Nhi Sơn là nơi nuôi dạy, chăm sóc trẻ là con em các tộc người Mông, Thái, Mường, Kinh và Dao. Trong đó, tộc người Mông chiếm tới 97%.
Vì vậy, công tác tăng cường Tiếng Việt cho trẻ trước năm học mới, nhất là trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 có vai trò quan trọng. “Sau nhiều năm triển khai, giữa cô và trò đã có sự tương tác và thấu hiểu lẫn nhau”, cô Ninh chia sẻ.
“Sau 10 năm triển khai, công tác tăng cường Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trẻ không chỉ hiểu mà việc giao tiếp giữa thầy, trò cũng không còn gặp rào cản hay bất đồng về ngôn ngữ”, bà Bà Vũ Thị Lâm, cán bộ phụ trách bậc học Mầm non (Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát, Thanh Hóa), nói.