Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tạo động lực và khuyến khích nhân viên làm việc thông qua Gamification (xu hướng quản lý mới, cho phép doanh nghiệp đưa các công việc ngoài đời thực ứng dụng vào trong một trò chơi nhằm giúp nhân viên tìm hiểu, nghiên cứu để tăng năng suất làm việc - PV).
Trao quyền và hỗ trợ nhân viên Gen Z
Khả năng lãnh đạo của các nhà quản lý sẽ duy trì hiệu quả làm việc của Gen Z. Mọi thế hệ đều muốn người quản lý phải là những tấm gương mẫu mực. Trong khi Gen Y kỳ vọng người quản lý hành động như bạn bè, Gen Z lại mong đợi người quản lý đưa ra chỉ đạo khi cần thiết.
Nhìn chung, mối quan hệ tổng thể giữa Gen Z và nhà lãnh đạo là được trao quyền và hỗ trợ.
Phân bổ công việc dựa trên khả năng
Văn hóa công ty có thể thúc đẩy Gen Z, nhưng ngược lại, nó cũng có thể phá vỡ hiệu suất làm việc.
Nền văn hóa thúc đẩy Gen Z nhất là nền văn hóa dựa trên việc chia sẻ kiến thức giữa các thế hệ, đồng thời xây dựng đội ngũ dựa trên thế mạnh của cá nhân và khả năng của công ty. TS khuyên các nhà quản lý đừng đối xử với gen Z như những người thấp cổ bé họng/không có quyền lực.
Lưu ý chi trả lương và tăng sự khen ngợi
Phần thưởng dựa trên hiệu suất không phù hợp với Gen Z. Họ thường quan tâm đến việc biết chính xác những điều cần hoàn thành trong giờ làm việc.
Người sử dụng lao động đừng trả lương làm thêm giờ bằng sản phẩm hay những phúc lợi khác ngoài tiền bạc. Ngoài ra, các ông chủ cần dành cho nhân viên những lời khen ngợi có cánh. Bạn càng khen sớm, khen nhiều, nhân viên càng có động lực duy trì công việc.
Các phúc lợi đào tạo, chăm sóc sức khỏe tinh thần
TS Ochis nhận định bất kỳ hoạt động nào của công ty sau giờ làm việc đều nên giữ ở mức tối thiểu bởi Gen Z muốn có quyền tự chủ về thời gian rảnh của họ.
Thế hệ này thường nghĩ rằng nhân viên lớn tuổi có nhiều lợi ích hơn, vì vậy, doanh nghiệp hãy đưa ra các phúc lợi công bằng với mọi độ tuổi. Chẳng hạn, công ty có thể chi trả cho các khóa học phát triển nhân viên.
Bên cạnh đó, Gen Z thường phải vật lộn với sức khỏe tinh thần của mình. Vì vậy, họ mong muốn được chăm sóc sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như thời gian nghỉ có lương.
Theo TS Ochis, các công ty mong muốn có nhân viên trẻ tuổi để đảm bảo sự bền vững, vì vậy, chính doanh nghiệp phải thích ứng với nhu cầu của Gen Z. Khi thế hệ này từ chối chấp nhận các quy luật truyền thống, việc các ông chủ ngồi im và đợi họ thay đổi là điều không an toàn. Vì vậy, các doanh nghiệp nên thay đổi một số phương thức quản lý để cải thiện hiệu suất của Gen Z.
"Nếu kéo dài càng lâu, doanh nghiệp càng có nguy cơ mất đi những nhân tài trẻ tuổi. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho tương lai của công ty", TS Ochis nhận định.