Học đường

Nam sinh tủi thân khi cố gắng để đạt kết quả tốt nhất nhưng vẫn bị phân biệt đối xử vì học ở trường này

Huy 03/06/2024 12:46

Học trường bổ túc luôn khiến nhiều học sinh bị "kỳ thị" bởi loạt định kiến của người xung quanh.

Việc học tại trung tâm giáo dục thường xuyên hay học bổ túc thường không nhận được sự đánh giá cao từ người xung quanh, thậm chí nhiều người còn cho rằng môi trường này chỉ dành cho một số thành phần tiêu cực. Chính định kiến này đã vô tình khiến một số học sinh gặp khó khăn, trở ngại trong học tập và cuộc sống.

Mới đây, một tài khoản đã đăng tải dòng trạng thái lên Facebookbày tỏ tâm trạng của mình khi dù cố gắng trong học tập nhưng vẫn bị người khác khinh thường vì học trường bổ túc. Bài đăng nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ đông đảo cộng đồng mạng. Bài đăng đã thu hút nhiều sự chú ý và tranh luận của cư dân mạng.

Nam sinh tủi thân khi cố gắng để đạt kết quả tốt nhất nhưng vẫn bị phân biệt đối xử vì học ở trường này - Ảnh 1.

Bài đăng nhanh chóng nhận được sự quan tâm và bàn luận của nhiều người

Học bổ túc, giáo dục thường xuyên vì hoàn cảnh

Theo đuổi việc học tập luôn được xem là mục tiêu của nhiều người bởi những hứa hẹn "đãi ngộ" tốt ở tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để theo đuổi con đường này. Chính vì vậy, việc lựa chọn một môi trường học tập thật sự phù hợp với hoàn cảnh cũng trở thành yếu tố quan trọng.

Học bổ túc, giáo dục thường xuyên được hình thành dành cho những người không có đủ điều kiện, thời gian… theo học tại các trường THPT công lập, dân lập. Mặc dù vậy, người học vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục theo học lại các hệ đào tạo cao hơn. Vấn đề này sẽ phụ thuộc lớn vào khả năng học tập và sự cố gắng của mỗi người.

Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn liên tục vấp phải một số định kiến, bị đánh giá là thành phần "bất hảo" khi học tập tại những ngôi trường này. Điều này vô tình dẫn đến tâm lý thiếu tự tin, không có động lực phấn đấu học tập và phát triển, thậm chí gây ra không ít trở ngại trong cuộc sống.

"Mình mất khoảng 2 năm tạm ngưng việc học nên lượng kiến thức đã bị mất đi không ít, đôi khi cũng không còn theo kịp bạn bè đồng trang lứa nữa. Lựa chọn vào trường bổ túc với mong muốn sau này sẽ học lên Cao đẳng, nếu không vì hoàn cảnh lúc đó thật sự mình cũng muốn được học hành một cách đầy đủ nhất", một tài khoản trải lòng.

Nam sinh tủi thân khi cố gắng để đạt kết quả tốt nhất nhưng vẫn bị phân biệt đối xử vì học ở trường này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Học tập cần được nhìn nhận bình đẳng!

Không phủ nhận tại một số trường bổ túc hay giáo dục thường xuyên tồn tại nhiều thành phần cá biệt, có thành tích học tập kém. Tuy nhiên, ở những mô hình học tập khác thì tình trạng này vẫn có thể diễn ra ở một số học sinh. Không có quy định nào về việc phân biệt "đẳng cấp" trong học tập, nhất là khi sự cố gắng của mọi người là như nhau.

Thời gian trước đây, nhiều trường đại học và cao đẳng từng không "mặn mà" với bằng bổ túc, trong khi nhà trường cũng liên tục gây tranh cãi về cách dạy và cách học với kỉ luật khá lỏng lẻo. Bên cạnh đó, chất lượng ở các trường này cũng không được đảm bảo bởi một số hạn chế, cùng với đó là thái độ không tốt của vài thành phần cá biệt.

Trong những năm gần đây, các cơ sở bổ túc và giáo dục thường xuyên đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và có được sự đầu tư về chất lượng, kỹ luật và một số quy định khá chặt chẽ để quản lý học sinh. Nhiều trường đại học, cao đẳng cũng sớm "mở lòng" để đón nhận các học sinh thi, xét tuyển vào.

Sau cùng, năng lực vẫn là thứ chứng minh cho xã hội thấy về hiệu quả trong việc học tập, chứ không phải xuất phát điểm từ trường nào hay thành tích học tập ra sao. Mặt khác, việc được học tại một trường THPT danh tiếng có thể mang đến nhiều thuận lợi cho cơ hội trong tương lai, nhưng không vì thế mà người học bổ túc, giáo dục thường xuyên bị xem là kém cỏi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam sinh tủi thân khi cố gắng để đạt kết quả tốt nhất nhưng vẫn bị phân biệt đối xử vì học ở trường này