Nâng bước học sinh dân tộc

Thảo Đan | 19/03/2022, 11:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Công bằng trong giáo dục là nội dung quan trọng để thực hiện công bằng xã hội - vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đặc biệt.

Cơ sở hạ tầng ở trường PTDTBT vẫn còn tình trạng đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ; nhiều trường một số hạng mục như phòng bộ môn, nhà đa năng… chưa được đầu tư; có nơi được đầu tư thì lại thiếu biên chế giáo viên giảng dạy; phòng ở còn thiếu nên một số học sinh bán trú phải ở ngoại trú.

Đặc biệt, thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều thôn, bản, xã thoát đặc biệt khó khăn. Không còn trợ cấp kéo theo việc “mất” học sinh diễn ra ở nhiều trường vùng khó, thầy cô phải vô cùng vất vả để tìm cách vận động các em trở lại trường…

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Lần đầu tiên, Quốc hội phê duyệt một chương trình mục tiêu quốc gia kéo dài 10 năm. Chương trình gồm 10 dự án thành phần; trong đó mô hình trường chuyên biệt dành cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm trong tiểu dự án 1 của dự án 5.

Một trong những mục tiêu của tiểu dự án là củng cố, phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDTNT, trường PTDTBT để bảo đảm tốt việc tổ chức dạy học, nuôi dưỡng học sinh dân tộc thiểu số và nâng cao chất lượng đội ngũ tại 2 mô hình trường này… Đây là cú hích quan trọng giúp phát triển cả về số lượng, chất lượng các trường PTDTNT, PTDTBT.

Cần nhấn mạnh rằng, các chương trình mục tiêu quốc gia đều mang tính chất liên ngành, liên bộ; công tác giáo dục dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, không chỉ ngành Giáo dục. Do đó, để phát triển giáo dục dân tộc, trong đó có hệ thống trường nội trú và bán trú, cần sự quan tâm, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành liên quan để thực hiện hiệu quả, từ đầu tư cơ sở vật chất đến đội ngũ… Từ đó giúp phát triển giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số một cách bền vững; góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục giữa các vùng, miền và dân tộc.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/suy-ngam/nang-buoc-hoc-sinh-dan-toc-DkWMyxPng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/suy-ngam/nang-buoc-hoc-sinh-dan-toc-DkWMyxPng.html
Bài liên quan
Thầy giáo 30 năm gắn bó '3 cùng' với học sinh dân tộc Chứt
Gần 30 năm qua, thầy giáo Hoàng Xuân Dục, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) luôn tâm huyết với nghề, giảng dạy, dìu dắt nhiều thế hệ học sinh dân tộc Chứt. Thầy giáo Hoàng Xuân Dục luôn được các em học sinh và người dân địa phương kính trọng, yêu mến.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng bước học sinh dân tộc