Phụ huynh hãy dạy trẻ nói điều gì đó mang tính khích lệ, chẳng hạn như “Mẹ đã thấy những gì đã xảy ra và điều đó là không đúng,” hoặc “Những gì người đó nói với con là không đúng". Việc khẳng định giá trị của học sinh khác có thể giúp trẻ không cảm thấy mình hoàn toàn là người ngoài cuộc.
Ngược lại, nếu con bạn cảm thấy bị bắt nạt, chúng phải báo hành vi này với nhà trường, ngay cả khi chúng chỉ cảm thấy thoải mái khi làm điều đó ẩn danh.
Ngoài ra, nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên nói rằng việc lập kế hoạch trước về những gì chúng sẽ làm hoặc nói nếu bị ai đó bắt nạt có thể giúp trẻ tránh bị nhắm mục tiêu thêm.
Dạy trẻ nếu chúng cảm thấy bị bắt nạt, hãy báo ngay hành vi này với người lớn. Ảnh: Paxels. |
Trong trường hợp nghi ngờ con có hành vi bắt nạt, cha mẹ nên giúp chúng điều tiết cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy các kỹ năng đối phó được dạy trong liệu pháp nhận thức - hành vi có thể giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của họ và đối phó với vấn đề một cách tích cực, mang lại lợi ích cho họ.
Phụ huynh hãy tiếp cận chúng bằng cách đặt câu hỏi trước về quan điểm của chúng đối với tình huống đó. Hãy nói rõ những kỳ vọng của cha mẹ về cách con đối xử với người khác, đảm bảo chính cha mẹ đang làm gương cho điều này.
"Giúp con cái hiểu rằng lời nói và hành động của chúng ảnh hưởng đến người khác và đặt ra những hậu quả rõ ràng nếu hành vi bắt nạt vẫn tiếp diễn”, McGough khuyên.
Nếu tình trạng bắt nạt kéo dài, bà McGough nhấn mạnh cha mẹ cần hành động nhiều hơn, có thể cần tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần bởi tình trạng sức khỏe tâm thần có thể góp phần vào hành vi bắt nạt.
Nếu không chắc chắn con có phải là kẻ bắt nạt hay không, phụ huynh có thể theo dõi các dấu hiệu dưới đây và ngăn chặn kịp thời:
“Thông thường, có điều khác lạ xảy ra với những đứa trẻ, chúng có thể đã bị bắt nạt, cảm thấy không được bạn bè chấp nhận, hoặc xuất hiện những thử thách với chúng ở trường. Nếu can thiệp kịp thời, đây có thể là cơ hội để đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ, đồng thời ngăn chặn hành vị bắt nạt”, bà Pagano phân tích.