Nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày?

28/10/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Viêm loét dạ dày là tình trạng mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra viêm sưng và lâu ngày tạo thành các vết loét, cùng triệu chứng đau đớn và khó chịu. Trong giai đoạn đầu, những vết loét nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị.

Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn HP cùng các vi khuẩn khác, nên được khuyến nghị dùng cho người bệnh dạ dày.

Nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày? - 2

Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày (Ảnh minh họa)

Đặc biệt khi kết hợp mật ong cùng nghệ sẽ giúp tăng hiệu quả rõ rệt. Phân tích cho thấy, nghệ có tác dụng chống loét dạ dày trên cơ chế giảm tiết dịch vị trong cơ thể. Tinh dầu nghệ cũng giúp giảm đáng kể axit dạ dày. Bên cạnh đó, công dụng chống viêm và làm lành vết loét của bột nghệ và mật ong cũng rất hữu ích đối với những bệnh nhân đang gặp phải các biểu hiện khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra: đau, nóng rát, ợ chua, khó tiêu…

Không chỉ Đông y coi mật ong là “thần dược” tự nhiên dùng để chữa bệnh, y học hiện đại còn chứng minh đây là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng gồm nhiều vitamin và khoáng chất giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm giảm và cân bằng dịch vị axit dạ dày.

Sự kết hợp của 2 thảo dược này giúp mang lại những công dụng:

- Hỗ trợ tiêu hóa, giảm co thắt và giúp giảm đau dạ dày.

- Hỗ trợ giảm các triệu chứng trong tổn thương dạ dày tá tràng.

Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, nước uống có ga và sữa, vì những thức uống này làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm chậm quá trình lành vết thương. Hạn chế một số loại thịt nguội như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông và lạp xưởng. Tránh bổ sung quá nhiều chất béo bão hòa (thịt động vật) và thức ăn chiên xào, vì chúng có thể làm tăng axit và gây ra triệu chứng trào ngược.

Hạn chế các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu và các loại nước sốt chứa nhiều gia vị cay nóng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm mặn như dưa chua, thực phẩm lên men và giấm có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP, vì vậy cũng nên tránh sử dụng. Chocolate sẽ làm tăng sản xuất axit dạ dày gây ra triệu chứng trào ngược, khiến bệnh nghiêm trọng hơn nên cần loại bỏ.

Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm mềm, được băm nhỏ, ninh nhừ và tăng cường tiêu thụ món luộc, hấp, hạn chế thức ăn xào và rán. Khi ăn nên nhai chậm và kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp giảm axit và bão hòa axit có trong dạ dày. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3 giờ. Không ăn quá no để tránh làm phồng căng dạ dày và sinh ra nhiều axit có hại, dẫn đến bệnh nặng thêm.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/nen-va-khong-nen-an-gi-khi-bi-viem-loet-da-day-c683a1513388.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/nen-va-khong-nen-an-gi-khi-bi-viem-loet-da-day-c683a1513388.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày?