Nga biến chiến dịch tẩy chay thành vận may như thế nào?

20/12/2023, 23:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Không lâu sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky khẩn cầu các công ty của phương Tây: “Rời khỏi Nga ngay lập tức. Hãy bảo đảm người Nga không nhận được xu nào”.

Khi đó, tình hình có vẻ u ám với Tổng thống Putin. Thị trường chứng khoán phải đóng cửa, còn đồng rúp lao dốc. Nếu Nga mất việc làm, sản xuất và tiền của các công ty phương Tây, tác động sẽ rất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Mátxcơva đã chuẩn bị biện pháp đối phó. Nước này hạn chế dòng tiền ra nước ngoài và yêu cầu các công ty từ những quốc gia “không thân thiện” phải xin phép trước khi bán chi nhánh.

Nga can thiệp khi các doanh nghiệp phương Tây chịu áp lực lớn phải rời đi.

Ở Mỹ, lời kêu gọi mạnh mẽ nhất có lẽ là từ GS Jeffrey Sonnenfeld, công tác tại ĐH Yale. Ông xuất hiện trên các chương trình tin tức để chỉ trích những công ty vẫn ở lại Nga. Ông biến văn phòng của mình thành phòng chiến tranh, với một nhóm liên tục chấm điểm những công ty về mức độ nỗ lực của họ nhằm cắt đứt quan hệ với Nga.

Câu hỏi ai sẽ là người sở hữu những công ty đó không được quan tâm.

“Nếu ông Putin nghĩ rằng ông ấy có thể làm tốt hơn với nồi chiên ngập dầu, hãy để ông ấy làm điều đó. Chúng tôi thực sự không quan tâm. Điều quan trọng là không có sự chứng thực của một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu”, GS Sonnenfeld nói trong một chương trình phỏng vấn.

Danh sách của Sonnenfeld và những danh sách tương tự cộng thêm áp lực từ các cổ đông, các nhà hoạt động Ukraine và người tiêu dùng khiến các tập đoàn chọn cách rời đi.

Năm 2023, bối cảnh trở nên khó đoán. Điện Kremlin liên tục thay đổi quy định. Nhiều công ty như Unilever tuyên bố rằng họ thà ở lại Nga còn hơn để tài sản rơi vào tay Chính phủ Nga.

Trong khi đó, lãnh đạo Heineken và Carlsberg vẫn đàm phán với khách mua tiềm năng.

Tháng 4 năm nay, Tổng thống Putin ký sắc lệnh tịch thu tài sản nước ngoài và đặt dưới sự giám sát tạm thời của bên được Chính phủ Nga lựa chọn.

Heineken đạt được thỏa thuận trong tháng đó, với một doanh nhân Kazakhstan. Lãnh đạo Carlsberg cũng làm theo.

Cả hai hãng đều tin rằng họ có thể hoàn thành kế hoạch hơn 1 năm sau khi thông báo sẽ rời đi.

Đến tháng 7, Carlsberg đột ngột được giao cho ông Taimuraz Bolloev. Thương vụ của Heineken cũng bị cơ quan chức năng Nga từ chối, cuối cùng được giao cho hãng Arnest với giá 1 euro và lời hứa trả khoản nợ 100 triệu USD.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/nga-bien-chien-dich-tay-chay-thanh-van-may-nhu-the-nao-c415a1528915.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/nga-bien-chien-dich-tay-chay-thanh-van-may-nhu-the-nao-c415a1528915.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga biến chiến dịch tẩy chay thành vận may như thế nào?