Cuộc trao đổi, trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp tại một sự kiện của New York Times, đã gây ra cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng đối với ông Malpass, lên đến đỉnh điểm vào thời gian qua khi ông nói rằng ông sẽ từ chức trước ngày 3/6.
Khi được hỏi về lý do rời đi sớm, ông Malpass cho biết trong một tin nhắn rằng ông “rất tự hào về hơn bốn năm làm việc chăm chỉ và thành công của tôi ở đây.” “Tôi sẽ rời đi theo lịch trình của riêng mình, sau khi đã nỗ lực hiệu quả vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu”.
Việc từ chức của ông Malpass có thể sẽ làm tăng thêm tính cấp bách mới đối với những thay đổi sâu rộng đang được tiến hành tại Ngân hàng Thế giới trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong nhiều năm qua, ngân hàng này đã bị chỉ trích vì không đáp ứng đủ nhu cầu của các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết ngày càng khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, cũng như mô hình cho vay gây gánh nặng nợ nần cho các quốc gia nghèo.
Năm ngoái, những lời kêu gọi cải cách tại Ngân hàng Thế giới cũng như tổ chức “anh em” của nó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã nổi lên, khiến nhiều cổ đông lớn của ngân hàng, bao gồm Hoa Kỳ, Pháp và Đức, phải kêu gọi thay đổi. Tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Ai Cập vào tháng 11, triển vọng về một cuộc đại tu đối với hai tổ chức đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà lãnh đạo thế giới tham dự.
Tháng trước, ngân hàng đã đưa ra một tài liệu được gọi là “bản đồ lộ trình phát triển”, trong đó vạch ra cách ngân hàng có thể làm nhiều hơn nữa để giúp các quốc gia đang đối mặt với thảm họa đang trở nên tồi tệ hơn do hành tinh nóng lên và các mối đe dọa kinh tế khác.
Trong tài liệu vừa phát hành, WB cho rằng để có thể tiếp tục tài trợ cho các nước nghèo trong khi đồng thời cho các nước thu nhập trung bình vay thêm để chống biến đổi khí hậu, các nước cổ đông phải đóng góp thêm vốn cho WB.
Chính vì thế không phải tất cả các nước đều đồng thuận chuyện WB nghiêng về đối phó biến đổi khí hậu. Đầu tiên là các nước cổ đông sản xuất nhiên liệu hóa thạch, bao gồm Saudi Arabia, Nga và Ấn Độ cùng với một số nước châu Phi và châu Mỹ Latinh phản đối việc biến WB thành một ngân hàng “xanh”.