Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT đã và đang tổ chức tập huấn cho CBQL, GV sử dụng SGK, xây dựng kế hoạch môn học tạo điều kiện, cơ hội để giáo viên học tập, bồi dưỡng, đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực thực hiện chương trình, SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 trước khi vào năm học mới.
Thực hiện “Đề án tăng cường giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2026” của UBND tỉnh Nam Định, năm học 2022-2023, có 109 trường phổ thông triển khai liên kết dạy tiếng Anh với giáo viên nước ngoài.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, điểm trung bình môn thi tốt nghiệp của tỉnh tiếp tục trong nhóm các địa phương cao nhất cả nước với 8/9 môn thi tốt nghiệp có điểm trung bình trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu, trong đó điểm trung bình môn Toán và môn Hoá học xếp thứ nhất cả nước.
Nữ sinh Trần Ngọc Đan Thanh (thứ 2 từ phải qua) là thí sinh duy nhất toàn quốc đạt điểm 10 môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2023. |
Điểm thi bình quân của thí sinh Nam Định đạt 40,03 điểm, có 751 điểm 10. Nam Định tiếp tục duy trì xếp hạng thứ 4 toàn quốc về số lượng điểm 10. Thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn duy nhất và thí sinh đạt tổng điểm thi tốt nghiệp cao nhất cả nước đều thuộc về Nam Định. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt 99,87%.
Tổ chức thành công kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8, 9 THCS và 11, 12 THPT, GDTX. Kết quả có 1.327/2.218 học sinh lớp 8, 9 dự thi đạt giải (74 giải Nhất, 439 giải Nhì, 474 giải Ba, 340 giải Khuyến khích); 1.055/1.744 học sinh lớp 11, 12 dự thi đạt giải (53 giải Nhất, 338 giải Nhì, 367 giải Ba, 297 giải Khuyến khích).
Các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Nam Định. |
Ngoài ra, tỉnh Nam Định hiện nay có 6 trung tâm GDTX, GDNN-GDTX liên kết dạy văn hóa chương trình GDTX cấp THPT cho 5 trường Cao đẳng Nghề trên địa bàn tỉnh với tổng số 3.138 học viên. Việc liên kết và chủ trì giảng dạy văn hóa do các trung tâm đảm nhiệm theo đúng các quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn bất cập về số lượng, cơ cấu. Hiện tại, cấp tiểu học thiếu nhiều giáo viên, việc tuyển dụng gặp khó khăn do thiếu nguồn tuyển có trình độ đại học trở lên; cấp THCS thiếu giáo viên dạy các môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Trong thời gian tới, Nam Định sẽ phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình mới. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đẩy mạnh giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông; nâng cao hiệu quả dạy học kết nối...