Ngành Năng lượng tái tạo học những gì?
Khi theo học ngành Năng lượng tái tạo, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về điện và công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực này. Đồng thời, sinh viên còn được học về các kiến thức trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng.
Lĩnh vực năng lượng tái tạo có nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, chương trình đào tại tại các trường có thể sẽ khác biệt về tên và nội dung chuyên ngành, mặc dù thuộc cùng 1 lĩnh vực, kèm những thế mạnh riêng.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại:
- Các nhà máy điện, các công ty chuyên truyền tải và phân phối điện hoặc những công ty tư vấn, thiết kế và tiến hành lắp đặt hệ thống điện, hệ thống năng lượng tái tạo như như Artelia, VNEEC, GreenViet…;
- Các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng năng lượng, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát triển biển vững như GreenID, GIZ, Netherlands, USA…;
- Các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Tư vấn năng lượng, Viện Khoa học năng lượng, Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa,...
Mức lương ngành Năng lượng tái tạo
Theo khảo sát, mức lương trung bình của các vị trí trong ngành Năng lượng tái tạo có thể dao động như sau:
- Kỹ sư thiết kế điện mặt trời: từ 10-20 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư thiết kế hệ thống điện gió: từ 15-25 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư điện năng lượng mặt trời: từ 8-18 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư hệ thống năng lượng tái tạo: từ 10-25 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư quản lý dự án năng lượng tái tạo: từ 15-30 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể thay đổi tùy theo năng lực cá nhân tại từng thời điểm và quy mô công ty.
Tổng hợp