Giáo dục

Ngành học này đang phát triển mạnh trong thời đại công nghệ số nhưng thí sinh vẫn cần lưu ý điều sau

11/06/2024 13:53

Một trong những lĩnh vực đang phát triển mạnh không thể không kể đến Truyền thông đa phương tiện. Mặc dù đây là ngành học có triển vọng trong tương lai, song các thí sinh vẫn phải đặc biệt lưu ý điều này.

Trong thời đại phát triển ngày càng cao của công nghệ số, không thể phủ nhận vai trò của quản trị dữ liệu, công nghệ thông tin,... Bên cạnh đó, với tính ứng dụng ngày càng cao của Truyền thông đa phương tiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành học này đang cần số lượng lớn đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là ngành học ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí…

Ngành Truyền thông đa phương tiện đang trở thành ngành học gây chú ý bởi cơ hội việc làm rộng mở và mức lương tương đối cao. (Ảnh: TL)

Ngành Truyền thông đa phương tiện đang trở thành ngành học gây chú ý bởi cơ hội việc làm rộng mở và mức lương tương đối cao. (Ảnh: TL)

Hiện ngành học này đang được nhiều trường đại học trên cả nước tuyển sinh với tiêu chuẩn đầu vào và chất lượng giảng dạy được đánh giá cao. Nhìn chung, để theo đuổi ngành học này, thí sinh cần học tốt các môn học thuộc khối A và D, vì đây là khối thi được nhiều trường sử dụng để tuyển sinh.

Dưới đây là một số tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện, thí sinh có thể tham khảo thêm.

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh

A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

C15: Toán, Khoa học xã hội, Ngữ văn

D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh

D14: Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh

D15: Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh

Mức lương 'đáng chú ý' của ngành Truyền thông đa phương tiện

Theo báo cáo của VietnamWorks về mức lương của các ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), mức lương trung bình ngành Truyền thông đa phương tiện theo vị trí việc làm có sự chênh lệch.

Với vị trí đồ họa, mức lương nhận về hàng tháng là 9,8 triệu đồng. Trong khi đó, vị trí thiết kế web có mức lương cao hơn với 11,4 triệu đồng/tháng và sản xuất video là 12,6 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất thuộc về vị trí quản lý dự án 18,7 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, theo báo cáo của TopCV về mức lương của các ngành nghề hot, một số vị trí khác liên quan đến Truyền thông đa phương tiện có mức lương như sau: Biên tập viên video dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, nhà sản xuất nội dung 15 - 25 triệu đồng/tháng, chuyên gia SEO là 15 - 30 triệu đồng/tháng và chuyên gia marketing online 20 - 40 triệu đồng/tháng.

Theo báo cáo của VietnamWorks về mức lương của các ngành công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), mức lương trung bình ngành Truyền thông đa phương tiện theo vị trí việc làm có sự chênh lệch. (Ảnh: TL)

Theo báo cáo của VietnamWorks về mức lương của các ngành công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), mức lương trung bình ngành Truyền thông đa phương tiện theo vị trí việc làm có sự chênh lệch. (Ảnh: TL)

Một yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hưởng đến mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện là kinh nghiệm làm việc. Nếu có kinh nghiệm dưới 1 năm, bạn sẽ nhận về mức lương trung bình là 7,9 triệu đồng.tháng, từ 1 - 5 năm là 11,6 - 16,4 triệu đồng/tháng, từ 5 - 10 năm là 24,2 triệu đồng/tháng và trên 10 năm nhận về 35,8 triệu đồng/tháng.

Nếu đam mê ngành học này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường như:Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, trường Đại học Duy Tân, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Công nghệ TP.HCM.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành học này đang phát triển mạnh trong thời đại công nghệ số nhưng thí sinh vẫn cần lưu ý điều sau