Ngày hội đọc sách ở Lầu Tàng Thư

Trần Hoà | 22/04/2022, 17:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” đã và đang thu hút đông đảo người dân đến Lầu Tàng Thư – một địa chỉ văn hóa đặc biệt của Kinh thành Huế.

“Tàng kinh các” hiếm hoi của Việt Nam

Hưởng ứng “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” - ngoài Huế, tại các địa phương: Đà Nẵng, Phú Yên, Hà Nội, TPHCM… cũng diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo học sinh – sinh viên tham gia. Theo Cục Xuất bản in và phát hành, hội sách có sự tham dự của gần 100 đơn vị xuất bản, mang đến 40.000 cuốn sách với giá ưu đãi. Ban tổ chức kỳ vọng sẽ cung cấp 30.000 cuốn sách đến tay bạn đọc, trong đó có 60% bạn đọc ở các tỉnh, thành xa xôi. 

Hưởng ứng “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” - ngoài Huế, tại các địa phương: Đà Nẵng, Phú Yên, Hà Nội, TPHCM… cũng diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo học sinh – sinh viên tham gia. Theo Cục Xuất bản in và phát hành, hội sách có sự tham dự của gần 100 đơn vị xuất bản, mang đến 40.000 cuốn sách với giá ưu đãi. Ban tổ chức kỳ vọng sẽ cung cấp 30.000 cuốn sách đến tay bạn đọc, trong đó có 60% bạn đọc ở các tỉnh, thành xa xôi. 

Từ lâu, Lầu Tàng Thư đã trở thành địa chỉ văn hóa đặc biệt đối với những người yêu sách và văn hóa Huế. Dưới triều nhà Nguyễn, triều đình đã thiết lập rất nhiều thư viện và kho lưu trữ nhằm xử lý các thông tin liên quan đến việc điều hành quốc sự và lưu trữ tư liệu sử sách.

Các thư viện và kho lưu trữ đầu tiên của triều Nguyễn lần lượt được ra đời như Đông Các (thư viện của Nội Các, xây dựng năm 1826), Quốc Sử Quán (1821), Lầu Tàng Thư (1825).

Lầu Tàng Thư giữ vai trò đặc biệt, được xây dựng vào mùa hè năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng với sự tham gia thi công của 1.000 binh lính. Nằm giữa hồ Học Hải, Lầu Tàng Thư gồm 2 tầng xây bằng gạch và đá, ngoài trát vôi.

Tường có độ dày 0,4m, mái lợp ngói đất nung, tầng dưới rộng 11 gian với 18 cửa lớn. Tầng trên 7 gian 2 chái dùng cất giữ và bảo quản sổ sách, văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình.

Do vị trí và cấu trúc đặc biệt nên Lầu Tàng Thư hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Sau khi công trình hoàn thành, năm 1826 vua Minh Mạng cho dựng bia ghi lại mục đích, chức năng và ý nghĩa – nhấn mạnh là nơi cất giữ, bảo quản các văn kiện của các bộ Lại, Hình, Lễ, Công, Học, Binh; những hiệp ước ký kết với Pháp về đất đai...

Trước năm 1945, chỉ tính số địa bạ của bộ Hộ thời vua Gia Long và Minh Mạng lưu trữ tại Lầu Tàng Thư đã lên đến 12.000 tập. Vì thế, ngoài việc thường xuyên tu sửa tòa nhà, kiểm tra, sắp xếp địa bạ, châu bản, triều Nguyễn còn cắt cử hàng chục người làm việc tại đây.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử Huế, Lầu Tàng Thư chính là một “Tàng kinh các” hiếm hoi của chế độ quân chủ đang còn được bảo tồn khá nguyên vẹn tại Huế.

Vào năm 1942, nhà lưu trữ - cổ tự học người Pháp là Paul Boudet đã đến thăm Lầu Tàng Thư. Sau khi xem xét các kho tư liệu, ông đã khẳng định những giá trị lớn lao của khối tư liệu mà Lầu Tàng Thư đang lưu giữ.

Tuy nhiên từ năm 1947 - 1954, thực dân Pháp đã biến Lầu Tàng Thư thành nhà tù giam giữ những người hoạt động cách mạng. Phần lớn số lượng sổ sách, thư tịch, địa bạ lưu trữ ở đây bị phân tán, lưu lạc hoặc bị hủy hoại bởi khói lửa chiến tranh.

Năm 2014, Huế chính thức khởi công dự án trùng tu Lầu Tàng Thư. Sau nhiều năm thực hiện, dự án hoàn thành và không gian di tích đã được mở cửa trở lại vào tháng 3/2021.

Hiện, hơn 70.000 đầu sách và tư liệu thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau như sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn đang lưu trữ tại đây.

Bài liên quan
Hoa hậu Tiểu Vy lập “cú đúp” với giải thưởng Best Face
(GDTĐ) - Mới đây, Hoa hậu Tiểu Vy vừa được vinh danh tại Elle Vietnam Beauty Awards 2022 với giải thưởng Best Face. Bên cạnh đó, Lương Thùy Linh cũng chiếm spotlight không kém với trang phục xuyên thấu, khoe body gợi cảm.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày hội đọc sách ở Lầu Tàng Thư