Theo những người thợ lành nghề, từ xa xưa không ai biết nghề làm bánh tráng có từ bao giờ, chỉ biết từ thời cha mẹ sinh ra đã có. Nơi đây, được xem là một trong những làng nghề nông thôn lâu đời tại TPHCM.
Bên bếp lò hừng hực lửa vừa tráng bánh chị Quế Châu vừa kể: “Làm bánh tráng nói dễ thì không dễ, bởi trong từng công đoạn phải thật tỉ mỉ, cân chỉnh liều lượng đúng, đủ thì bánh mới ngon.
Tiết lộ về hình thức của chiếc lò tráng bánh, chị Quế Châu bộc bạch: “Lò tráng bánh phải do những người thợ có nghề mới làm được, vì nó có thiết kế đặc biệt. Kể cả, những người làm nghề tráng bánh lâu năm cũng không biết tự thiết kế lò cho mình được. Nguyên liệu đốt lò thường là củi, trấu, mùn cưa,… chúng sẽ tạo nhiệt cho hơi nước nóng lên mà chín bánh chứ không dùng lửa trực tiếp như cách nấu thông thường”.
Theo lời ông bà xưa ở vùng đất này, sở dĩ bánh tráng Phú Hòa Đông được ưa chuộng và phát triển đến ngày nay, bên cạnh đôi tay khéo léo của những người thợ lành nghề, mà còn đó một tính chất đặc trưng đó là thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này nguồn nước ngọt quanh năm, nước trong có vị thanh mát không nhiễm phèn, nên bánh khi tráng ra ngon và ngọt hơn những khu vực khác, có người vì nghiện nên bánh tráng của chị được đặt hàng mỗi ngày.
Hiện các cơ sở ở Phú Hòa Đông làm nhiều loại bánh tráng để cung ứng ra thị trường như: Bánh truyền thống, bánh tráng dứa, bánh tráng mè... Mỗi loại bánh có những đặc tính riêng, tùy khách hàng thích chọn loại nào thì các cơ sở cũng có đa dạng sản phẩm để đáp ứng,…
“Nghề làm bánh tráng truyền thống của gia đình là phần hồn cốt mà tôi cần phải gìn giữ bằng mọi giá, chỉ cần có người đến học nghề, tôi chắc chắn sẽ truyền lại miễn phí”, chị Quế Châu tâm niệm.
Được biết, làng bánh tráng xã Phú Hòa Đông cũng là nơi được rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nghề làm bánh tráng truyền thống.
Nhiều năm qua, cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, các lò bánh trong làng đều đỏ lửa ngày đêm để phục vụ nhu cầu người dân, du khách mua bánh phục vụ Tết.
Cụ Ích tâm sự: “Chiếc bánh tét chứa đựng nhiều giá trị văn hóa sâu sắc, không chỉ là món ăn mà còn là không gian sinh hoạt, chính những chiếc bánh tét đã kết nối nhiều thế hệ trong gia đình gắn kết lại với nhau. Giờ đây, khi các con đã lớn, có gia đình riêng, cụ Ích cũng già đi sức khỏe giảm dần, nhưng các con đều rất yêu nghề và nghe lời mẹ giữ lửa cho vị bánh truyền thống của gia đình”.