Nghiên cứu 10 năm chỉ ra 1 yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, cha mẹ hết sức chú ý

Thanh Hương, | 14/08/2023, 15:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cha mẹ cần nắm rõ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

Được biết, không chỉ ở Trung Quốc, việc tiếp xúc với màn hình quá nhiều là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, tỷ lệ trẻ em Canada cùng độ tuổi tiếp xúc thiết bị điện tử vượt quá tiêu chuẩn là 85%, và tỷ lệ này của trẻ em Úc là 74%.

Mặc dù các thiết bị điện tử hiện có khuyến nghị về việc không cho trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi tiếp xúc với màn hình, nhưng bởi hiểu biết của nhiều cha mẹ còn chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho việc phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Giang chia mức độ tiếp xúc với màn hình của trẻ em dưới 6 tuổi thành 3 đặc điểm theo độ tuổi: Nhóm 1 có mức độ tiếp xúc với màn hình trước 6 tuổi thấp, nhóm 2 có mức độ "tăng trưởng sớm" và nhóm 3 có mức độ "tăng trưởng muộn".

Ở thời điểm sơ sinh, sự về mức độ phát triển, tính khí,... của 3 nhóm trẻ chưa rõ ràng. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của việc tiếp xúc với màn hình, trong quá trình lớn lên, 3 nhóm trẻ đã có sự khác biệt về chức năng nhận thức (đo bằng thang đo trí tuệ Wechsler) và các vấn đề về tâm lý, hành vi khi 6 tuổi.

Lấy nhóm 1 làm tiêu chuẩn tham chiếu, chỉ số IQ trung bình của nhóm 2 giảm 6,7 điểm, trong khi nhóm 3 giảm 8,2 điểm. Mức độ hiểu ngôn ngữ và nhận thức lý luận của nhóm 3 thấp hơn đáng kể. Về hành vi tâm lý, so với nhóm 1, tỷ lệ mắc các vấn đề tâm lý ở nhóm 2 tăng đáng kể, đặc biệt là chứng tăng động giảm chú ý.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi tiếp xúc với màn hình trong vòng 1 giờ mỗi ngày có sự phát triển tốt nhất về nhận thức và tâm lý. Nếu trẻ tiếp xúc với màn hình nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ, thì ngay cả khi thời gian tiếp xúc với màn hình giảm đi sau đó, nó vẫn có thể gây ra những tác động bất lợi đáng kể cho trẻ.

Tiếp xúc với màn hình quá nhiều trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nhận thức của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến chỉ số IQ tổng thể và sự phát triển chú ý, đồng thời dẫn đến tăng động. Tuy nhiên, những đứa trẻ có thời gian tiếp xúc với màn hình tăng lên đáng kể sau 3 tuổi, mức độ thông minh của chúng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi khả năng hiểu ngôn ngữ và khả năng suy luận nhận thức thấp hơn.

Điều này có thể là do những đứa trẻ trong nhóm này có thời gian xem màn hình lên tới 4 giờ mỗi ngày, chiếm thời gian mà cha mẹ và con cái dành cho các hoạt động chất lượng như đọc và vui chơi.

Nhìn chung, nghiên cứu kết luận, cha mẹ nên cố gắng tránh cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử trước hai tuổi, đặc biệt là trước 18 tháng tuổi và thời gian tiếp xúc với màn hình của trẻ sau hai tuổi cũng nên được kiểm soát trong vòng 1 giờ mỗi ngày.

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nghien-cuu-10-nam-chi-ra-1-yeu-to-anh-huong-den-tri-thong-minh-cua-tre-cha-me-het-suc-chu-y-193230814152514506.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nghien-cuu-10-nam-chi-ra-1-yeu-to-anh-huong-den-tri-thong-minh-cua-tre-cha-me-het-suc-chu-y-193230814152514506.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu 10 năm chỉ ra 1 yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, cha mẹ hết sức chú ý