Điều này dễ hiểu khi tất cả các chương trình, trò chơi đều được thiết kế màu sắc, âm thanh sống động, bắt mắt để thu hút sự chú ý trẻ. Lâu dần, trẻ khó có thể thoát ra và bị lệ thuộc vào thế giới ảo trên điện thoại, ít giao tiếp với thế giới thực nên kỹ năng diễn đạt bị kém đi.
Ngược lại, những trẻ không thích xem điện thoại thông minh có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người giúp khả năng diễn đạt ngôn ngữ được linh hoạt hơn.
2. Khác biệt trí tuệ
Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều trường học cấm học sinh mang điện thoại tới lớp. Bởi vì trẻ em còn quá nhỏ, không có khả năng tự kiểm soát bản thân. Những đứa trẻ mà nghiện dùng điện thoại sẽ không tập trung vào việc học tập.
Đa phần trí thông minh của trẻ em đều như nhau, sự khác biệt lớn nhất là môi trường và cách mà bố mẹ chúng giáo dục.
Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng không có một đứa trẻ nào nghiện sử dụng điện thoại mà thành tích học tập vẫn tốt. Bởi vì tâm trí của chúng không chú tâm vào việc học. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là học sinh cấp 3. Những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại khi lên đến cấp 3 thành tích học tập sẽ giảm sút.
3. Khác biệt về khả năng tập trung
Nghiên cứu của đại học Harvard cũng cho thấy những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh từ nhỏ có khả năng tập rất kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học tập của trẻ.
Nhiều đứa trẻ có học lực tốt khi chúng còn nhỏ nhưng khi lớn lên, điểm số có xu hướng thấp dần. Cha mẹ thường sẽ nghĩ rằng do trẻ chưa nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng thực ra tất cả là do sự tập trung.
Nguyên nhân là khi cấp học tăng lên, kiến thức sẽ được truyền tải nhanh hơn, khó hơn đòi hỏi trẻ phải tập trung và phát huy khả năng tư duy để nắm bắt được bài học. Nếu các em không tập trung theo dõi, chểnh mảng học tập sẽ khó theo kịp bài học. Dần dần, điểm số của trẻ cũng sẽ giảm sút.
Nếu không sớm khắc phục, điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch rất lớn giữa trẻ và bạn bè. Do đó, việc trẻ học hành sa sút đi không phải do IQ mà là trẻ thiếu dần sự tập trung.
4. Khác biệt thị lực
Khi còn nhỏ, thị lực của trẻ em chưa phát triển toàn diện. Nếu tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, mắt sẽ dễ dàng khô, đỏ, bị tật khúc xạ. Ngược lại, những đứa trẻ không xem điện thoại có tỉ lệ bị cận thị thấp hơn nhiều. Đây cũng là điểm mà các bậc phụ huynh có thể thấy dễ dàng nhất.
5. Khác biệt tính cách
Nghiên cứu còn phát hiện, những đứa trẻ nghiện điện thoại sẽ coi điện thoại là bạn bè của chúng. Chúng có thể không cần bạn bè khác ngoài điện thoại. Dần dần các em không thích giao lưu với thế giới bên ngoài, tính cách cũng có thể khép kín hơn, sau này lớn lên năng lực xã hội bị ảnh hưởng rất lớn.
Ngược lại, những đứa trẻ không thích xem điện thoại sẽ thích đi ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, tính cách cũng hướng ngoại hơn.
Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại đa phần sẽ hướng nội, tự ti, không thích giao lưu với người khác. Khi lớn rất khó để hòa nhập thế giới bên ngoài.